Phổi có tự lành lại nếu chúng ta bỏ hút thuốc lá không?

Hút thuốc lá có rất nhiều tác hại xấu đối với cơ thể. Phổi và đường hô hấp là hai bộ phận chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Tuy nhiên, trên báo báo khoa học LiveScience, bác sĩ Norman Edelman, cố vấn khoa học cấp cao của Hiệp hội Bệnh phổi Mỹ và là chuyên gia về thuốc liên quan đến phổi, đã cung cấp một tin vui: đó là sau khi một người dừng hút thuốc lá, phổi của họ có thể tự lành đến một mức độ nào đó.

Ngay khi một người hít vào những chất có trong khói thuốc lá, lớp màng của phổi bị bỏng và gây kích ứng. Sau vài giờ hút thuốc, chuyển động "chải" của các lông tơ nằm trong phổi trở nên chậm dần. Điều này khiến chúng bị tê liệt tạm thời và khả năng làm sạch các chất nhầy hay các vật chất khác như bụi, bẩn khỏi đường hô hấp bị suy giảm.

Một phát hiện khác khi quan sát lá phổi của những người hút thuốc đó là độ dày và mức độ tiết chất nhầy tăng lên. Bởi vì tốc độ các lông tơ quét các chất nhầy này khỏi phổi không nhanh bằng quá trình hình thành chất nhầy, vì vậy chúng tích trữ trong đường hô hấp, đọng lại và gây ho. Sự tích tụ chất nhầy còn gây ra nhiều loại viêm nhiễm, bao gồm cả viêm phế quản mãn tính.

Vậy phổi tự lành như thế nào?

Một cách khái quát, bác sĩ Edelman nói rằng, các vết bỏng nhẹ có thể tự lành sau khi một người dừng hút thuốc. Nói cách khác, các vết sưng trên bề mặt phổi và đường hô hấp, và các tế bào phổi tiết ra ít chất nhầy hơn. Các lông tơ mới có thể phát triển trở lại với khả năng làm sạch các chất nhầy tốt hơn.

Từ một vài ngày cho đến một tuần sau khi dừng hút thuốc, những người từng hút sẽ cảm thấy ít bị hụt hơi hơn khi tập luyện thể chất. Tuy điều này chưa có lời lí giải rõ ràng, nhưng một phần là do cơ thể loại bỏ được khí CO ra khỏi máu. Chất khí này trong khói thuốc có thể gây cản trở việc vận chuyển khí ôxy, do khí CO bám vào hồng cầu thay vì ôxy. Điều này có thể giải thích cho hiện tượng trên của những người từng hút thuốc.

Theo bác sĩ Edelman, một lý do khác cải thiện khả năng thở của những người bỏ thuốc là các vết bỏng trong đường hô hấp giảm, do lớp màng không còn phải tiếp xúc với các chất kích thích từ khói thuốc. Các vết sưng tấy giảm đồng nghĩa với việc không khí dễ dàng lưu thông qua đường hô hấp hơn.


Những người từng hút thuốc có thể ho nhiều hơn sau vài tuần bỏ thuốc.

Một điều khá kỳ lạ nữa đó là, những người từng hút thuốc có thể ho nhiều hơn sau vài tuần bỏ thuốc. Nhưng đây là dấu hiệu tích cực, điều này có nghĩa các lông tơ của phổi đang hoạt động trở lại, và vì chúng đang loại bỏ các chất nhầy có trong phổi, đường hô hấp và cổ họng, kích thích ho và đẩy chúng ra ngoài. Ông Edelman nói rằng: "Ho là quá trình làm sạch các chất nhầy trong phổi".

Một lợi ích khác của việc bỏ thuốc đó là giảm thiểu nguy cơ gây ra ung thư phổi. Những người bỏ hút thuốc càng lâu, rủi ro ung thư phổi càng giảm mạnh, mặc dù rủi ro này không bao giờ tránh được hoàn toàn.

Ví dụ, sau 10 năm bỏ thuốc, tỉ lệ mắc ung thư của người bỏ thuốc chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Nhưng những người đã từng hút thuốc vẫn có khả năng tử vong do ung thư cao hơn những người chưa bao giờ hút thuốc lá.

Những tổn thương không thể tự lành

Cơ thể rất giỏi trong việc sửa chữa các tổn thương tế bào phổi và các mô gây ra do hút thuốc, nhưng không phải vết thương nào cũng có thể tự lành.

Các thương tổn và suy thoái chức năng phổi liên quan mật thiết đến số lượng bao thuốc một người hút hàng ngày và số năm họ hút. Số lượng thuốc hút càng nhiều, thì phổi càng có nhiều các tổn thương không thể tự lành.

Mặc dù phổi luôn có cơ chế để tự bảo vệ chúng khỏi tổn thương, nhưng những lớp bảo vệ này mất dần chức năng sau một thời gian dài tiếp xúc với các chất độc hại từ thuốc lá. Kết cục là, các mô phổi bị bỏng và tạo thành sẹo, khiến cho phổi mất đi sự đàn hồi và không thể trao đổi khí một cách hiệu quả nữa.

Hút thuốc trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tràn khí phổi (emphysema), một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng bệnh là các phế nang, nơi trao đổi khí ôxy và thải ra CO2, của phổi bị phá hủy. Những người mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ cảm thấy bị đuối hơi và khó thở.

Một khi phổi của một người bị tổn thương tới mức tràn khí, bề mặt của đường hô hấp sẽ bị biến dạng và mất đi độ đàn hồi, gây ra khó khăn khi đẩy không khí ra khỏi phổi. Những biến dạng này ở phổi là không thể chữa được.

Bằng cách sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI), các nhà khoa học đã tìm hiểu được các tổn thương đường hô hấp liên quan tới tràn khí phổi bắt đầu xảy ra sau vài năm tính từ lúc một người bắt đầu hút thuốc, mặc dù các triệu chứng của căn bệnh này không biểu hiện cho đến 20 hoặc 30 năm sau.

Bỏ hút thuốc không bao giờ là quá muộn, và ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ bỏ thuốc lá sẽ giúp con người hô hấp tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của mình.

Cập nhật: 04/07/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video