Phôi thai người lai động vật có tạo ra quái vật?

Tạo phôi thai bằng cách cấy nhân từ tế bào da của đàn ông vào trứng của phụ nữ, hay tiêm gien di truyền của tế bào da người vào trứng của động vật... Những phương pháp mới tạo nguồn tế bào gốc không tránh khỏi gây lo ngại về đạo lý.

Tuy nhiên, việc tạo ra phôi thai người lai động vật sẽ không tạo ra một quái vật... Các phôi này sẽ không được phép phát triển quá hai tuần. Mục tiêu của các nhà khoa học là tìm nguồn tế bào gốc để ứng dụng trong trị liệu.

Nhân bản vô tính phôi bằng tế bào da

Trong vòng 10 năm nữa, các công nghệ tế bào gốc có thể áp dụng để điều trị bệnh và chữa lành các vết thương. Trong ảnh: Một phòng thí nghiệm nghiên cứu tế bào gốc ở Nhật (Ảnh: AFP)

Một công ty ở bang California - Mỹ, vừa công bố đã nhân bản thành công phôi người trưởng thành đầu tiên trên thế giới từ những tế bào da đơn thuần của người trưởng thành. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiệt để tạo ra phôi thai bằng cách cấy nhân chứa thông tin di truyền từ tế bào bào da vào những cái trứng rỗng, không chứa thông tin di truyền DNA. Đây là những tế bào da được hiến tặng của hai người đàn ông và trứng từ 3 phụ nữ trẻ đang trải qua điều trị bệnh hiếm muộn

21 phôi được tạo thành từ quy trình này, và được gọi là chuyển nhân tế bào thân thể xôma (somatic cell nuclear transfer - SCNT). Nhưng sau đó, chỉ còn lại 5 phôi và đã phát triển từ 40 – 72 tế bào.

Ba trong 5 phôi này có chứa DNA từ tế bào da của người đàn ông, chứng tỏ rằng, tế bào da đã được lập trình lại để tạo thành một cái phôi thai. Cốt yếu hơn, một trong ba phôi đó còn có chứa một loại thông tin di truyền từ người phụ nữ đã hiến tặng trứng, mitochondrial DNA.

Mitochondrial DNA được tìm thấy trong màng lót của trứng, và đóng một vai trò quan trọng trong việc nhân bản vô tính. Bởi vì nó chứa các hướng dẫn cho quá trình tái lập trình, biến tế bào da thành phôi. Việc tìm thấy nhân chứa thông tin của người đàn ông và mitochondrial DNA của người phụ nữ trong cùng một phôi đã chứng tỏ rằng, phôi này được nhân bản thành công.

5 phôi thai mới đã phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm tới giai đoạn mà một bác sĩ sinh sản nói rằng chúng đã sẵn sàng để được cấy vào tử cung của người phụ nữ. Đây là một mức độ phát triển nhân bản người trưởng thành mà trước đây giới khoa học chưa từng đạt được.

BS. Samuel Wood, đồng trưởng nhóm nghiên cứu của Stemagen Corp. - La Jolla, California, nói rằng, các phôi này phát triển trong tình trạng tốt.

Các nhà khoa học chỉ hy vọng kết quả nghiên cứu tạo ra được những cái phôi nhân bản, hoặc nhân đôi các thông tin di truyền học của bệnh nhân. Sau đó, họ sẽ thu tế bào gốc từ các phôi đó và phát triển chúng thành các mô thay thế chỗ bị thương tổn. Việc cấy ghép này sẽ không bị hệ thống miễn dịch đào thải vì “Tất cả các nỗ lực này là nhằm trực tiếp tới việc cá nhân hoá thuốc men và bệnh tật,” BS. Samuel Wood, nói. Ông cho biết thêm, các nhà khoa học không cố gắng chiết tách các tế bào gốc từ những cái phôi nhân bản đầu tiên này bởi vì họ cho rằng hiện họ đã có thể thực hiện nhân bản vô tính người.

Đây là một bước tiến có ý nghĩa hướng tới mục tiêu cá nhân hóa tế bào gốc của từng bệnh nhân đang mắc những căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên những nhà phát minh này cũng đã rất nghiêm túc cho biết, các rào cản về mặt kỹ thuật nhân bản người vẫn còn.

Các phe đối lập khác cũng cho biết các nhà khoa học tại Nhật và Wisconsin, Mỹ vừa mới khám phá ra phương thức để “lập trình lại” tạo ra tế bào gốc từ tế bào da một cách trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà khoa học này đã không tạo ra phôi như bước nghiên cứu kế tiếp.

Cho phép lai ghép phôi người – thỏ …

Trong khi đó, tại Anh, vào ngày thứ Năm, 17/1, chính quyền đã bật đèn xanh cho các nhà khoa học sử dụng trứng của động vật để tạo ra các tế bào gốc người. Đạo luật này sẽ thúc đẩy một nguồn cung cấp tế bào gốc mới phục vụ cho nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu có thể chọn lọc các kỹ thuật công nghệ trong việc sản xuất ra tế bào gốc người bằng cách thực hành trên trứng của động vật trước. Các nghiên cứu tương tự trên tế bào gốc liên quan đến con người – động vật cũng đang được thực hiện tại Trung Quốc và Mỹ.

Phôi thai nhân bản ở giai đoạn đầu (chụp qua màn hình máy tính) tại phòng thí nghiệm La Jolla, California, Mỹ (Ảnh: Reuters)

Đây là một thông tin tốt lành cho công việc nghiên cứu, nhưng quan trọng hơn, rất hữu ích đối với các bệnh nhân,” Sophie Petit-Zeman, Tổ chức Nghiên cứu Y khoa Từ thiện (Association of Medical Research Charities), nói.

Uỷ ban về Phôi học và Sinh sản ở Người (Human Fertilization and Embryology Authority) nói rằng họ đã đồng ý ký hai giấy phép nghiên cứu một năm có điều kiện cho hai nơi tiến hành nghiên cứu phôi thai ghép giữa người và động vật.

Đó là Trường Cao đẳng King Luân Đôn và ĐH Newcastle đã nộp hồ sơ từ hồi năm 2007 để xin tiến hành nghiên cứu tạo ra tế bào gốc người bằng cách sử dụng trứng của động vật.

Người ta sẽ tiêm gien di truyền của tế bào da hay một tế bào trưởng thành nào đó của người vào một cái trứng rỗng của con bò cái hay con thỏ cái. Sau đó, người ta sẽ sử dụng một dòng điện kích thích để trứng phân chia một cách bình thường, và tạo ra một cái phôi. Từ cái phôi đó, người ta có thể chiết tách tế bào gốc.

Thực hành trên trứng của loài gia súc như bò cũng hiệu quả tương tự như thực hiện các thao tác trên trứng người,” Lyle Armstrong, thuộc trường ĐH Newcastle, cho biết.

Bởi vì nhân tế bào của động vật đã bị loại bỏ trước khi tiêm gien di truyền của người vào, do đó các nhà khoa học khẳng định, phôi thai không tạo ra một quái vật đuôi rắn mình dê đầu sư tử. Các phôi này cũng sẽ không được phép phát triển quá hai tuần.

Mục đích của các nhà khoa học là chỉ sử dụng chúng như những công cụ nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra cách tại lập chương trình mà không cần phải sử dụng trứng người. Nhóm nghiên cứu của ĐH Newcastle cho rằng chúng ta không cần phải lo lắng, vì các tế bào gốc chiết tách từ phôi lai ghép này chỉ được sử dụng để trị bệnh cho người.

Các khoa học gia đã tìm mọi cách khai thác công năng của tế bào gốc trong điều trị các bệnh suy thoái như Parkinson, kể từ khi khám phá ra rằng các tế bào này có thể phát triển thành bất cứ một tế bào nào trong cơ thể người.

Hương Cát (Nguồn: AP, New Scientist, The Washington Post, Vietnamnet)

Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video