Trang Lá chắn virus Corona dẫn lời BS. Trần Văn Phúc - Bệnh viện Xanh Pôn: đặc điểm xà phòng là rửa trôi rất tốt, nên khi rửa dưới vòi nước chảy, cả virus và vi khuẩn đều bị cuốn trôi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng xà phòng kháng khuẩn và xà phòng thông thường chẳng khác gì nhau. Nhưng xà phòng kháng khuẩn lại có nguy cơ tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc sẽ rất tai hại.
Chắc chắn nhiều người tin rằng, dung dịch sát trùng tay sẽ tốt hơn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Những công trình nghiên cứu khoa học uy tín mà BS Phúc đọc được, lại cho thấy ngược lại, đặc biệt với virus.
Sử dụng xà phòng kháng khuẩn và xà phòng thông thường chẳng khác gì nhau.
"Tôi lấy ví dụ nghiên cứu của Tiến sĩ Ryohei Hirose và cộng sự đăng trên tạp chí Hội Vi sinh vật Hoa Kỳ", BS Phúc chia sẻ
Đầu tiên, Ryohei thực hiện nghiên cứu trên 2 mẫu virus cúm bằng một mẫu virus trong nước muối sinh lí và một mẫu virus trong dịch nhầy. Khi sử dụng dung dịch sát khuẩn có 80% cồn, mẫu virus trong nước muối sinh lí phải mất 30 giây để loại bỏ virus cúm, trong khi mẫu dịch nhầy phải mất 4 phút.
Tiếp theo, Ryohei thử nghiệm dung dịch sát khuẩn ở tay người. Nếu bàn tay nhiễm virus ở trạng thái khô thì phải mất 30 phút, trong khi nhiễm các giọt chất nhầy ướt thì phải mất 4 phút mới loại bỏ hoàn toàn virus.
Nhưng khi rửa tay dưới vòi nước chảy, không cần dùng xà phòng, chỉ mất 30 giây cả virus khô và virus trong hạt nhầy ướt đều bị loại bỏ.
Như vậy, khi bàn tay bị nhiễm virus ở trạng thái khô, thì việc rửa tay dưới vòi nước chảy không cần xà phòng cũng chẳng khác gì rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đều mất 30 giây.
Khi tay khô, rửa tay dưới vòi nước chảy 30 giây cũng chẳng khác gì rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
Nhưng khi bàn tay bị dính những giọt nhầy chứa virus như giọt nước bọt, đờm, chất tiết; thì rửa tay dưới vòi nước chảy không cần xà phòng chỉ mất 30 giây, trong khi sử dụng dung dịch sát khuẩn phải làm ướt tay 4 phút mới loại bỏ được virus và điều này là không thể. Tiến sĩ Ryohei giải thích do chất sát khuẩn bị suy giảm bởi các chất hữu cơ trong hạt nhầy.
"Tại sao tác dụng loại bỏ virus cúm bằng chất sát trùng cũng không khác gì rửa tay dưới vòi nước chảy? Tôi cho rằng virus có cấu trúc rất đơn giản, chủ yếu là ARN dương hoặc ARN sợ ngắn, nên bản thân chất sát khuẩn rất khó để phá vỡ cấu trúc của virus, trong khi rửa tay dưới vòi nước có tác dụng rửa trôi, cuốn virus khỏi bàn tay", BS Phúc cho biết.
Có 2 loại xà phòng: xà phòng thông thường và xà phòng diệt khuẩn.
Xà phòng diệt khuẩn có chất triclosan, tác dụng diệt vi khuẩn, diệt một số virus, diệt cả một số loài nấm; nhưng thực tế có tốt hơn xà phòng thông thường không?
Câu trả lời là: không tốt hơn!
Đặc điểm xà phòng là rửa trôi rất tốt, nên khi rửa dưới vòi nước chảy, cả virus và vi khuẩn đều bị cuốn trôi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng xà phòng kháng khuẩn và xà phòng thông thường chẳng khác gì nhau. Nhưng xà phòng kháng khuẩn lại có nguy cơ tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc sẽ rất tai hại.
Xà phòng rửa trôi rất tốt, kể cả virus lẫn vi khuẩn.
Chính vì vậy mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn.
Kết luận: Để phòng bệnh, đặc biệt là virus thì rửa tay bằng xà phòng thông thường dưới vòi nước chảy mạnh là tốt nhất, chỉ không có xà phòng mới phải rửa tay bằng chất sát khuẩn. Nếu không có xà phòng hoặc chất sát khuẩn, thì rửa tay không dưới vòi nước chảy hơn 30 giây cũng có tác dụng tốt.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra hướng dẫn khi nào cần rửa tay, theo đó có 10 tình huống phải rửa tay sạch sẽ, bao gồm:
Những điểm chú ý trong khuyến cáo rửa tay của CDC, tôi chỉ xin lược ra, để bạn đọc cần lưu tâm, vì đó là những nội dung liên quan đến dịch nCoV đang diễn ra.
|
- Những lưu ý khi phòng, chống virus Corona
- Cách đeo khẩu trang y tế chuẩn nhất phòng viêm phổi Vũ Hán
- Phòng chống virus Vũ Hán: BS Phạm Nguyên Quý chỉ ra tác hại khi hắt xì lấy bàn tay che mũi, miệng
- Cách tự làm nước rửa tay khô chống virus corona theo hướng dẫn của WHO
- Cẩm nang hỏi - đáp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) gây ra