Phòng tránh bệnh tật từ trong giai đoạn bào thai

Các nhà khoa học tại Đại học Toronto, Canada và Đại Brown, Hoa Kỳ, đã phát hiện ra rằng: Mầm mống bệnh tật ở người trưởng thành có thể đã xuất hiện trong giai đoạn bào thai.

Đừng để tăng cân và đừng ăn quá nhiều chất béo, để vòng bụng quá to thì dòng đời ngắn lại. Coi chừng lượng cholesterol tăng quá cao, tốt nhất là nên kiểm tra bệnh ung thư theo định kỳ. Đây là một số những lời khuyên dường như vô tận về việc giữ gìn sức khỏe cho người trưởng thành, đặc biệt là đối với những người thừa cân, ít vận động hoặc tiền sử gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm khớp hoặc một số căn bệnh nghiêm trọng khác.

Nhưng nếu khuynh hướng cho một căn bệnh cụ thể hoặc vấn đề sức khỏe xuất hiện trong giai đoạn bào thai, trước khi người ta chọn thói quen ăn uống xấu hoặc bỏ qua việc tập thể dục vốn có ích cho sức khỏe hơn là ngồi hàng giờ trên chiếc ghế dài.Nói cách khác, điều gì sẽ xảy ra nếu những phác thảo về bản đồ sức khỏe trong tương lai của một người được rút ra trong khi vẫn còn trong bụng mẹ.

Xu hướng hiện nay trong y học là đẩy mạnh việc nghiên cứu các điều kiện trong giai đoạn bào thai, tất cả mọi thứ từ chế độ dinh dưỡng cho tới các độc tố trong môi trường mà bà mẹ có thể được tiếp xúc trong thời kỳ mang thai, có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của cuộc đời của đứa con còn chưa được sinh ra.

Lĩnh vực nghiên cứu nguồn gốc phát triển của sức khỏe và bệnh tật, dựa trên tiền đề đó, tùy thuộc vào môi trường trong bụng mẹ, thông qua di truyền hoặc các thay đổi sinh lý để chuẩn bị cho thai nhi thích nghi với các điều kiện cụ thể đang chờ đợi chúng ở thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra những hậu quả đáng kể và trong lâu dài mà các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu tìm hiểu.

"Nghiên cứu nguồn gốc phát triển của sức khỏe và bệnh tật là một lĩnh vực khoa học rất thú vị và tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người tham gia lĩnh vực nghiên cứu này trong thập niên tiếp theo," theo Kim Boekelheide, giáo sư bệnh lý học và xét nghiệm y khoa, làm việc tại Đại học Brown, ở Providence, RI, Hoa Kỳ.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu lĩnh vực này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Thật khó để nghiên cứu những gì tác động trong giai đoạn bào thai tới cuộc sống của một người trưởng thành sau này bởi vì điều này đòi hỏi phải theo dõi và nghiên cứu một nhóm người từ giai đoạn bào thai cho đến khi nhóm người này chết đi. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng thấp hoặc việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở những con chuột thí nghiệm còn trong giai đoạn bào thai, chẳng hạn, có thể không phản ánh chính xác kết quả cho một bào thai ở người.

"Nghiên cứu trong lĩnh vực này rất là khó khăn", Tiến sĩ Boekelheide cho biết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tìm cách thức mới để đào sâu nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tiến sĩ Boekelheide và các đồng nghiệp đã đặt mô của con người lấy từ bào thai bị sẩy thai một cách tự phát, vào động vật để nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp xúc với yếu tố môi trường khác nhau.

Mặc dù lĩnh vực nghiên cứu nguồn gốc phát triển của sức khỏe và bệnh tật chỉ mới được phát triển trong nhiều thập niên, nhưng gần đây nó đã thu hút được một số lượng ngày càng tăng sự chú ý, khi các nhà nghiên cứu nhận ra điều kiện trước khi sinh và ngay khi sinh có thể có các kết nối với quỹ đạo của sức khỏe suốt đời của một cá nhân.

Stephen Lye, giáo sư sản khoa và phụ khoa tại Đại học Toronto, Canada, và là phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Samuel Lunenfeld, tại Bệnh viện Mount Sinai, Canada, đã nhận được giải thưởng thử thách y tế toàn cầu Connaught. Với ngân quỹ 1 triệu USD tài trợ sẽ cho phép giáo sư Stephen Lye ông và các đồng nghiệp thành lập Viện phát triển con người, nhằm tìm hiểu làm thế nào môi trường trong giai đoạn bào thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong suốt cuộc đời sau này.

Đồng thời, Đại học Brown, Hoa Kỳ, cũng ra thông báo đang thành lập một trung tâm nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ Boekelheide, nghiên cứu điều kiện nhất định trong giai đoạn bào thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi ở các bộ phận như phổi , gan và các mô tuyến tiền liệt.

Một trong những người tiên phong của lĩnh vực này, nhà nghiên cứu người Anh, David Barker, đã giúp đặt tiền đề cho việc nghiên cứu nguồn gốc phát triển của sức khỏe và bệnh tật, với kết quả nghiên cứu của mình trong những năm 1980 và 1990 cho thấy rằng các em bé sinh ra với trọng lượng sinh thấp phải đối mặt với nguy cơ cao phát triển bệnh tim mạch vành. Lý thuyết của Tiến sĩ Barker nói rằng bào thai với một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hạn chế có thể dẫn tới tình trạng ưu tiên phát triển não bộ và ưu tiên ít hơn để giúp các tuyến tụy, thận và các cơ quan khác phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhạy cảm hơn với bệnh tật của em bé thậm chí ở hàng chục năm sau này.

Nghiên cứu quan trọng khác cho thấy, những phụ nữ trải nghiệm sự căng thẳng ở mức độ cao trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng là đứa con của những bà mẹ này, trở nên hay lo lắng, sợ sệt vô cớ trong các hành vi, nhận thức. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do sự tiếp xúc của thai nhi ở mức cao với hoóc môn gây căng thẳng cortisol.

Trải nghiệm điều kiện nhất định trong giai đoạn bào thai cũng có thể cung cấp sự bảo vệ suốt đời cho con trẻ. Theo nghiên cứu được trình bày tại hội nghị nghiên cứu ung thư vú hàng đầu, Era of Hope, diễn ta tại Orlando, Florida, Hoa kỳ trong tháng 8 năm 2011, kết quả nghiên cứu cho thấy chuột con ở giai đoạn bào thai mà chuột mẹ lại tiêu thụ ở mức độ cao của các loại axit béo và các chất dinh dưỡng như axit folic và vitamin B12 trong giai đoạn mang thai có thể dẫn tới một số tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú suốt đời cho chuột con.

Thật là buồn khi biết rằng một số người có thể đã mang mầm mống của bệnh tật cụ thể trước khi họ được sinh ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nếu họ có thể hiểu được sự tương tác phức tạp giữa gen và môi trường và điều kiện trong giai đoạn bào thai dẫn đến biến đổi gen hoặc những vấn đề khác, để một ngày nào đó trong tương lai, các nhà khoa học có thể phát triển các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực.

Chẳng hạn, với một sự hiểu biết tốt hơn về dinh dưỡng của người nghèo trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến bào thai có thể dẫn đến việc cải tiến các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản trước khi sinh cũng như các chương trình khác nhằm giúp đỡ cho phụ nữ có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

"Không còn gì để nghi ngờ rằng chúng ta có thể cải thiện đáng kể trong vấn đề sức khỏe, khả năng học tập và khả năng hoạt động xã hội, nếu chúng ta đầu tư nhiều hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ đang mang thai và trẻ em ở giai đoạn còn trong bụng mẹ", theo Tiến sĩ Lye.

Hồ Duy Bình (Nguồn Theglobeandmail)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video