Phóng xạ ở Nhật Bản không còn gây nguy hiểm

Một năm sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, lượng phóng xạ ở Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức gây ung thư, hầu hết nước Nhật không còn nằm trong diện nguy hiểm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố ngày 23/5 vừa qua.

Chỉ còn 2 khu vực gần nhà máy có liều lượng bức xạ cao hơn, trong khi những nơi khác đã trở lại bình thường.

Trận động đất và sóng thần Nhật Bản hồi tháng 3/2011 từng gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi, dẫn tới sự cố rò rỉ bức xạ và buộc hàng ngàn người phải di cư.

Sau đấy không lâu, Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về đánh giá ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử (UNSCEAR) cho biết nhiều công nhân trong nhà máy Fukushima Daiichi bị xạ chiếu qua da. 6 công nhân đã tử vong, tuy nhiên không có trường hợp nào liên quan đến bức xạ.

Thị trấn Namie và ngôi làng Itate nằm gần nhà máy ở miền đông Nhật Bản là nơi phải tiếp xúc với lượng phóng xạ cao nhất, từ 10-50 millisieverts (mSv), các địa điểm còn lại quanh Fukushima là 1-10mSv, theo báo cáo của WHO.

Trong khi đó, phần lớn nước Nhật chỉ dừng lại ở mức 0,1-1mSv, các nước láng giềng thậm chí còn thấp hơn 0,01mSv.

Mức độ này được đánh giá là “rất nhỏ” bởi vì thông thường, trung bình 1 năm mỗi người phải tiếp xúc với khoảng 2mSv bức xạ từ môi trường tự nhiên (tất nhiên là có sự chênh lệch giữa các cá nhân với các ngành nghề khác nhau).

Tham khảo: BBC

Theo Đất Việt, BBC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video