Pin điện thoại cháy nổ, bạn cần làm gì để bảo vệ bản thân?

Những lưu ý sau sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm đến tính mạng khi chiếc pin điện thoại bỗng nhiên phát nổ.

Có lẽ không sai khi nói rằng, một trong những nỗi lo sợ của loài người ở thế kỷ 21 đó là chiếc điện thoại di động, smartphone bỗng dưng cháy, phát nổ. Vì sao ư?

Bởi chiếc điện thoại dần trở thành vật bất ly thân với nhiều người, ăn cũng xài smartphone, hay ngủ cũng phải đặt smartphone bên cạnh...

Và giống như nhiều thiết bị điện tử khác, chúng có thể gặp trục trặc và nguy hiểm hơn là phát nổ bất cứ lúc nào.

Vì thế, bạn cần làm gì để bảo vệ bản thân tránh khỏi tình trạng pin điện thoại cháy nổ?

Pin phát nổ - nguyên nhân là do đâu?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến pin phát nổ như bạn vừa chơi điện tử vừa sạc pin, pin kém chất lượng...

Nhưng hầu hết là trường hợp pin tiếp xúc với dòng điện hoặc có thể do khí hydro làm tăng áp lực quá mức lên bề mặt vỏ pin, khi đạt đến 1 nồng độ nhất định sẽ phát sinh cháy nổ.

Hầu hết pin dùng cho điện thoại là loại pin Lithium - bé nhưng nhiều năng lượng. Sẽ không quá nếu ví pin lithium giống như một quả bom nổ chậm.

Theo Venkat Viswanathan - phó giáo sư kỹ thuật cơ khí thuộc ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) chia sẻ: "Các chất điện phân bên trong pin cũng gần giống với... xăng. Vì thế nếu không may pin bị đoản mạch, nguồn nhiệt sinh ra bên trong có thể khiến các chất này bắt lửa và gây nổ".

Do đó, việc cẩn trọng không vừa sạc vừa dùng, sạc điện thoại nơi thoáng mát, dừng sạc ngay nếu điện thoại quá nóng, sử dụng phụ kiện sạc chính hãng... là không bao giờ thừa.

Khi điện thoại, pin có hiện tượng cháy nổ - bạn cần làm gì?

Khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm như - pin nóng lên hoặc phồng lên hoặc pin/ thiết bị bốc khói, bốc lửa... bạn cần bình tĩnh và thực hiện ngay những điều sau.

NÊN LÀM

NGẮT ĐIỆN ngay lập tức trong trường hợp bạn đang sạc pin.

Tránh xa điện thoại đang phát nổ càng xa càng tốt để bảo vệ tính mạng của bạn.

TRÁNH XA chiếc điện thoại khi nó đang bốc cháy.

Theo giáo sư vật lý trường ĐH Dalhousie (Canada) - Jeff Dahn - "khi pin bốc cháy sẽ thoát ra 1 lượng khí khá lớn, trong khí này chứa chất độc nên tốt nhất bạn đừng nên hít phải chúng". Thay vào đó bạn hãy gọi cứu hỏa để được hỗ trợ.

Và hãy nhớ...TUYỆT ĐỐI KHÔNG

Không DÙNG TAY TRẦN để tiếp xúc thiết bị.

Trong trường hợp bạn buộc phải cầm điện thoại lên khi chúng đang bốc cháy, hãy SỬ DỤNG DỤNG CỤ chẳng hạn như 1 cái kẹp, đeo găng tay chống cháy, trang bị khẩu trang chống độc để tránh hít phải hóa chất độc hại... và đừng để chúng lại gần vật dụng dễ cháy.

Cố gắng DẬP LỬA BẰNG NƯỚC. Việc làm này có thể khiến phản ứng hóa học bên trong pin càng trở nên trầm trọng hơn, khiến đám cháy lan rộng ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt là trong không gian kín. Vì thế, bạn nên dùng cát, baking soda để dập chiếc điện thoại đang bốc cháy sẽ tốt hơn nhiều.

CHỦ QUAN và bỏ mặc điện thoại đang bốc cháy hoặc ném chúng vào thùng rác.

Lưu ý buộc phải nhớ để phòng điện thoại phát nổ:

  • Tuyệt đối không vừa sạc vừa sử dụng điện thoại
  • Sử dụng sạc, pin chính hãng
  • Chỉ sạc điện thoại ở những nơi thoáng mát
  • Tránh sử dụng, để điện thoại ngoài trời nắng quá lâu
  • Tháo ốp lưng khi sạc

Cách phòng tránh pin điện thoại phát nổ

Nên sử dụng bộ sạc có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, hoặc đã được chứng nhận bởi nhà sản xuất điện thoại thông minh. Điện thoại và máy tính xách tay không nên để dưới ánh nắng mặt trời hoặc dưới gối – điều này có thể khiến chúng trở nên nóng quá mức cho phép.


Không nên sử dụng điện thoại trong hoạt động thể thao.

Các chuyên gia cũng không khuyến nghị chạy những trò chơi tiêu tốn nhiều năng lượng và chương trình "nặng" trong khi sạc, vì như vậy, thiết bị có thể bị “hun nóng” lên đến hai lần mức thông thường.

Ngoài ra, điện thoại thông minh có thể phát nổ do rơi, va chạm, vì vậy tốt hơn là không sử dụng nó trong hoạt động thể thao.

Nếu pin của thiết bị đã “phồng”, tốt hơn hết là vứt nó đi, vì phản ứng hóa học nguy hiểm sẽ tiềm tàng diễn ra ở đó, chuyên gia lưu ý. Trong trường hợp pin bị cháy, bạn nên rút bộ sạc ra khỏi ổ cắm mà không chạm vào thiết bị, sau đó, tránh tiếp cận nó - ví dụ, ném thiết bị xuống nước hoặc phủ lên nó bằng một miếng vải khó bắt lửa.

Nếu phản ứng đã bắt đầu, điều duy nhất người dùng có thể làm là ném thiết bị vào nơi mà thiệt hại từ vụ nổ sẽ là tối thiểu.

Cập nhật: 13/07/2019 Theo Kenh14/dantri
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video