Quả dứa giá 350 triệu đồng là giống hiếm, được trồng bằng... nước tiểu ngựa

Theo Lost Gardens of Heligan, được thưởng thức loại dứa này sẽ là "cơ hội ngàn năm có một".

Tờ Telegraph (Anh) cho hay, năm 2012, một quả dứa đã ghi tên mình vào danh sách các loại trái cây đắt nhất thế giới khi trị giá 10.000 bảng Anh (gần 350 triệu đồng, theo tỷ giá thời điểm đó). Đây là loại dứa được trồng ở Trung tâm Nghiên cứu Thực vật Lost Gardens of Heligan tại Cornwall (Anh).

Vì sao dứa ở Lost Gardens of Heligan lại đắt như vậy?


Quả dứa đặt biệt giá được trồng ở Lost Gardens of Heligan.

Những người làm vườn tại Lost Gardens of Heligan ở quận Cornwall (miền Tây Nam nước Anh) đã dày công chăm bón cho giống dứa đặc biệt theo kiểu truyền thống hoàng gia Anh từ thế kỷ 19. Theo thông tin trên website của Lost Gardens of Heligan, do đây là giống dứa hiếm và khó trồng nên nó thường được xem là biểu tượng của địa vị cao và sự giàu có dưới thời Nữ hoàng Victoria. Sự có mặt của một quả dứa trên bàn ăn sẽ chứng tỏ bạn là người phong cách và giàu có.

Tại Lost Gardens of Heligan có hệ thống hố trồng dứa được làm ấm bằng phân và nước tiểu ngựa. Đây là hệ thống duy nhất ở Anh hiện nay.

Theo tờ DNA India, giống dứa này được đưa đến Anh vào năm 1819, tuy nhiên, những nghệ nhân làm vườn đã sớm nhận ra rằng khí hậu tại Anh không thích hợp cho việc trồng dứa. Vì thế, họ đã nghĩ ra một mẹo là thiết kế những chiếc chậu hình hố bằng gỗ đặc biệt, sau đó thêm nguồn cung cấp phân tươi và nước tiểu ngựa để cung cấp nhiệt, tương tự như một chiếc lò sưởi.


Loại dứa này sử dụng phương pháp trồng dứa truyền thống có từ thời Victoria.

Tuy hố trồng dứa được sưởi ấm bằng phân và nước tiểu ngựa nhưng bản thân quả dứa không tiếp xúc trực tiếp với phân hay nước tiểu ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình trồng trọt. Phân được chất vào rãnh chứa phân phía sau và phía trước hố.

Lost Gardens of Heligan cho biết thêm rằng, họ sử dụng phương pháp trồng dứa truyền thống có từ thời Victoria. Đây là phương pháp khá đặc biệt, dù mất nhiều thời gian và chi phí hơn.

Việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình trồng dứa đều rất quan trọng, đặc biệt là không được tưới quá nhiều nước cho cây. Thường xuyên thay phân ngựa tươi là điều cần thiết để duy trì nhiệt độ khi trời lạnh.

James Stephens, đại diện phát ngôn của Lost Gardens of Heligan cho hay, những quả dứa trồng tại đây có vị "ngọt, không dai và có hương vị bùng nổ. Bất cứ ai thưởng thức loại dứa này đều sẽ thốt không nên lời bởi hương vị tuyệt vời của chúng. Họ sẽ phải cảm ơn những người đã làm việc vất vả để có được một loại quả ngon ngọt đến vậy".


Mỗi quả dứa tại Lost Gardens of Heligan có tổng chi phí trồng lên tới 1.200 bảng Anh.

Chi phí sức lao động, vận chuyển phân bón, bảo dưỡng hố dứa… khiến mỗi quả dứa tại Lost Gardens of Heligan có tổng chi phí trồng lên tới 1.200 bảng Anh (gần 40 triệu đồng). Khoảng 90 tấn phân bón ngựa sẽ được sử dụng trong suốt cả năm, nguồn cung cấp và vận chuyển không hề rẻ. Vào thời điểm không tìm được phân bón ngựa chất lượng cao, trung tâm sẽ buộc phải sử dụng lò sưởi điện.

"Chỉ các nhân viên tại Lost Gardens of Heligan mới được nếm thử những quả dứa ở đây như một lời cảm ơn vì đã làm việc chăm chỉ.

Có thể mất từ 1 đến 2 năm để trồng được một trái dứa. Với những điểm đặc biệt trong khâu trồng trọt, dứa ở Lost Gardens of Heligan có thể có giá lên tới 10.000 bảng Anh trong cuộc đấu giá. Bạn tìm đâu ra một quả dứa khác ở Conrwall được trồng trong những điều kiện tương tự như vậy?"- Ông Stephens nói.

Cập nhật: 22/07/2024 Theo NLĐ/PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video