Quan niệm mặc định của con người về cướp biển thời xưa

Những lầm tưởng về cướp biển mà ai cũng "tin sái cổ"

Cướp biển không thích nuôi vẹt, cố ý chặt chân và giấu kho báu rất kém... là những bí mật không phải ai cũng biết.

Nhắc tới cướp biển, người ta thường nghĩ ngay tới những hình ảnh man rợ hay các trận chiến đẫm máu trên biển để cướp bóc của cải. Trong suy nghĩ của phần đông chúng ta, cướp biển là những kẻ độc ác và máu lạnh, giết người không ghê tay.

Tuy nhiên, các quan niệm trên không hoàn toàn là sự thật. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, không ít sự thật về cướp biển đã bị che giấu hay nói quá lên bởi các thần thoại, phim ảnh, phương tiện truyền thông... Dưới đây là danh sách các lầm tưởng mà chúng ta thường gặp mỗi khi nhắc tới cướp biển.

1. Cướp biển khát máu và thích giết người bằng nghi lễ "tấm ván"


Hình ảnh độc ác máu lạnh thường thấy của cướp biển trong các bộ phim hư cấu.

Đây có lẽ là điều đầu tiên hiện ra trong suy nghĩ mỗi người khi nghe cụm từ "cướp biển". Cụ thể, phần lớn chúng ta đều tin rằng, cướp biển thích tra tấn tâm lý của nạn nhân và lấy việc giết người làm thú tiêu khiển.


Tranh vẽ minh họa nghi lễ "tấm ván" nổi tiếng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định đây hoàn toàn chỉ là một lời đồn đoán. Theo những ghi chép quý hiếm còn sót lại, cướp biển không hứng thú với việc giết người.

Bởi với cướp biển, của cải, vàng bạc mới thật sự là điều chúng mong muốn. Thực tế ghi nhận, ngay cả vào thời kì hoàng kim của cướp biển (1690 - 1730), chỉ có vài lần nghi lễ này được tiến hành mà thôi.


Tạo hình nghi lễ giết người có 1-0-2 của cướp biển trên màn ảnh.

Về phần tin đồn trên, lí do chính khiến mọi người tin nó là sự thật bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Đảo kho báu của Robert Louis Stevenson năm 1883 và vở kịch Peter Pan của J.M. Barrie năm 1904. Hai tác phẩm nổi tiếng này có nhắc tới nghi lễ "tấm ván", từ đó khiến tin đồn về chúng lan rộng ra khắp nơi và trở thành niềm tin phổ biến.

2. Cướp biển khét tiếng thường nuôi vẹt trên vai

Nếu là fan ruột của những bộ phim cướp biển thì hình ảnh những tên trùm hải tặc nuôi vẹt trên vai có lẽ đã ăn sâu vào suy nghĩ của bạn. Song, nếu vì thế mà cho rằng, cướp biển thích có thú cưng thì chắc chắn bạn đã nhầm.

Chẳng những không yêu thương động vật, cướp biển còn lợi dụng những con vật bé nhỏ này để kiếm chác của cải.

Trong suốt thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, cướp biển hoành hành trên khắp Đại Tây Dương để cướp bóc vơ vét của cải. Thiên đường của chúng là vùng biển Caribbean và Trung Mỹ - nơi có lượng lớn tàu bè hàng hóa qua lại.

Đồng thời, đây cũng là quê hương những loài vẹt đầy màu sắc. Mặt khác, giai đoạn này ở châu Âu, tầng lớp quý tộc (nhất là ở Pháp) đã khởi xướng trào lưu chơi thú cưng vừa độc, vừa lạ.


Vẹt và các loài động vật hiếm là đối tượng săn lùng của những tên cướp biển.

Cũng vì lý do này mà những con vẹt ở Caribbean trở thành "mỏ vàng" đối với cướp biển. Theo những tài liệu còn sót lại tới nay, cướp biển thường xuyên săn lùng, bắt những con vẹt hay khỉ thật đẹp, đem về đất liền để buôn bán kiếm lời. Đặc biệt, chúng còn dùng những con vật này làm quà hối lộ cho các quý tộc nhằm thoát khỏi vòng tù tội.


Những con vẹt tuyệt đẹp sẽ trở thành món quà hối lộ tuyệt vời cho tầng lớp quý tộc châu Âu thời xưa.

3. Cướp biển giỏi là phải... cụt chân

Chúng ta có lẽ đã quá quen với hình ảnh những tên cướp biển chột mắt, cụt tay hoặc cụt chân trong các bộ phim nổi tiếng về đề tài này. Điều đó khiến không ít người đôi khi nghĩ rằng: cướp biển không bị thương mà chỉ cố tình giả trang và làm vậy cho "ngầu".


Liệu đây có đơn thuần là một kiểu thời trang độc đáo?

Tuy nhiên, đó không phải là những tên hải tặc thật trong lịch sử bởi lẽ, cướp biển sợ cụt chân như sợ cái chết. Nguyên nhân là vì thời đó, y học chưa phát triển.

Đặc biệt, bạn sẽ không thể tìm thấy một bác sĩ giỏi lại gia nhập đội quân cướp bóc trên biển. Do đó, sau các trận chiến đấu, những tên cướp biển bị thương chi dưới sẽ phải cắt bỏ chân hoàn toàn. Và bác sĩ bất đắc dĩ chính là đầu bếp trên tàu.


Những trận chiến không khoan nhượng khiến không ít cướp biển phải cưa bỏ chân.

Với cách chữa trị tạm bợ này, hầu hết hải tặc đã bị cắt chân sẽ không còn sống được nữa vì mất máu hoặc vết thương nhiễm trùng. Một số trường hợp còn sống sót, họ cũng không thể tiếp tục làm cướp biển mà buộc phải giải nghệ vì không thể đủ sức tham gia các trận chiến như trước nữa.


Ngay cả trên phim, những tên cướp biển khét tiếng nhất cũng không bao giờ... cụt chân.

4. Cướp biển thường... giấu kho báu rất kỹ

Ai cũng nghĩ rằng cướp biển nào cũng có thói quen giấu kho báu rồi vẽ bản đồ để sau này tìm lại. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan niệm "ảo" chỉ có trong thần thoại mà thôi.


Những tấm bản đồ như thế này từng là mục tiêu săn đuổi của rất nhiều người.

Kì thực, cướp biển là những kẻ hoang phí, thường xuyên đốt tiền cướp được vào rượu chè và cờ bạc. Họ hầu như không tích lũy được quá nhiều tiền để chôn thành kho báu.


Thay vì tích trữ của cải, cướp biển thường tiêu xài hoang phí chúng tại các quán rượu và chơi cờ bạc.

Thậm chí, trong lịch sử mới chỉ có ba trường hợp ghi chép về việc cướp biển chôn của cải. Đó là trường hợp của Francis Drake năm 1573, Roche Braziliano vào thế kỷ XVII và thuyền trưởng William Kidd năm 1699.

Đáng kể hơn, các kho báu này đều rất dễ được tìm ra mà chẳng cần tới bản đồ hay chỉ dẫn như trong các thần thoại. Điển hình như kho báu của thuyền trưởng Kidd được tìm ra bởi người Anh trên đảo Long và dùng làm bằng chứng kết tội hắn diễn ra ngay khi tên cướp biển còn sống.


Những kho báu khổng lồ như thế này... có lẽ chỉ có ở trên phim mà thôi!

5. Chỉ đàn ông mới là cướp biển

Có thể bạn thường nghe nói rằng phụ nữ xuất hiện trên tàu mang lại vận đen hơn là may mắn. Nhưng theo những câu chuyện về cướp biển, điều này không đúng. Ví dụ như người phụ nữ có tên Jeanne de Clisson đã bán hết tài sản của mình và ra biển cắm cờ đen để trả thù cho chồng.

Sayyida al Hurra là một tên cướp biển nổi tiếng khác. Cô làm việc với tên cướp Barbarossa và kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải khoảng đầu thế kỷ XVI. Cô là một trong những nữ cướp biển nổi tiếng nhất.

6. Cướp biển chỉ hoạt động trên biển

Tất nhiên, đã gọi là cướp biển thì hoạt động chính của họ gắn liền với biển. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ này cũng tham vọng thực hiện cuộc chiến chinh phục các thành phố gần đó. Cướp biển Hayreddin Barbarossa nổi tiếng vì điều này. Ông trở thành người cai trị Algeria, xâm chiếm một số thành phố ở Tây Ban Nha, Italia.

Henry Morgan huyền thoại là một chuyên gia trong các cuộc thám hiểm trên đất liền. Ông đã chinh phục Panama, vài năm sau, trở thành phó thống đốc của Jamaica.

7.  thuyền trưởng có quyền lực tuyệt đối

Thật khó tin nhưng những đội cướp biển ủng hộ sự dân chủ, tất cả các vị trí chủ chốt đều do thành viên bầu ra. Mọi quyết định như đi đến khu vực nào, cướp của ai, làm gì với các tù nhân, đều do mọi thành viên trên tàu biểu quyết.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Cập nhật: 28/09/2021 Theo Mask, infonet, Today I Found Out, Mental Floss, Wikip
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video