Các nhà khoa học ở California (Mỹ) vừa dùng công nghệ quét CT để ghi lại hình ảnh chi tiết đầy ấn tượng về một loài ong Kỷ Băng hà, được bảo tồn bên trong ổ làm bằng lá cổ đại.
Ấu trùng ong nằm gọn trong cái tổ bằng lá - (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Los Angeles)
Hóa thạch của loài ong Megiachile gentiles, vẫn còn tồn tại đến ngày nay, đã được khai quật tại Los Angeles (Mỹ) vào thập niên 1970, nhưng mẫu vật quá mỏng manh để có thể kiểm tra bằng tay.
Giờ đây, nhờ vào công nghệ hồng ngoại mới, các nhà khoa học có thể phân tích các hóa thạch với độ chính xác cao.
Và lần đầu tiên kể từ khi tìm được mẫu vật trên, các nhà cổ sinh học vật đã có thể nhìn xuyên qua lớp lá để thấy được ấu trùng ong.
Mẫu vật này có niên đại từ 23.000 đến 40.000 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Los Angeles đã cung cấp chi tiết phát hiện mới trên chuyên san PLOS One.