Sau khi dùng công nghệ quét micro-CT để xem xét bên trong bức tượng nữ thần, các nhà khoa học đã phát hiện điều bất ngờ.
Ngày 7/8/1908, nhà khoa học Johann Veran đã phát hiện ra bức tượng cổ trong khi tham gia khai quật tại một địa điểm đồ đá cũ gần Willendorf, một ngôi làng của nước Áo.
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nó đã khoảng 20.000 năm tuổi. Tuy nhiên, sau một phân tích vào năm 1990 dựa vào lớp đá của bức tượng, niên đại đã được sửa đổi thành 25.000 đến 30.000 TCN.
Bức tượng nhỏ với chiều dài 11 cm, được chạm khắc, có màu đất đỏ và miêu tả hình dạng của một người phụ nữ khỏa thân. Tượng được đặt danh hiệu là "thần vệ nữ Willendorf" vì người xưa tin rằng đây sẽ là một tác phẩm điêu khắc thể hiện sự sinh sôi nảy nở.
Chất liệu cấu thành thần vệ nữ Willendorf - bức tượng cổ kỳ lạ từng khiến giới khoa học bối rối suốt nhiều năm - thực sự gây choáng váng, cho thấy báu vật 30.000 tuổi này có giá trị cao hơn cả những gì chúng ta từng nghĩ.
Theo Science Alert, các nghiên cứu trước đó cho thấy thần vệ nữ Willendorf đã được chạm khác ở miền Bắc nước Ý, sau đó không biết bằng cách nào đi chu du hàng trăm km đến nước Áo, nơi nó đã được khai quật.
Thần vệ nữ Willendorf - (Ảnh: Kern, A. & Antl-Weiser)
Thần vệ nữ chỉ cao 11cm với vóc dáng nổi bật, khiến các nhà nhân chủng học liên tưởng đến một biểu tượng cho khả năng sinh sản: ngực, cơ quan sinh dục, mông và chân được điêu khắc phóng đại. Bức tượng còn có kiểu tóc hoặc một chiếc mũ cầu kỳ, dù không có khuôn mặt.
Mục đích cuối cùng của việc chạm khắc chưa được xác định, nhưng rõ ràng một hiện vật thời kỳ đồ đá cũ - niên đại ước tính 30.000 năm - đạt đến trình độ điêu khắc đó thì vô cùng quý giá.
Ảnh quét CT tiết lộ chất liệu kỳ lạ của bức tượng - (Ảnh: Kern, A. & Antl-Weiser)
Chất liệu của bức tượng là câu đố lớn nhất mà các nhà khoa học tìm cách lý giải. Không được điêu khắc bằng ngà voi hay xương như hầu hết các bức tượng thời đại đó, "thần vệ nữ Willendorf" được làm từ oolite (đá trứng), một loại đá vôi trầm tích thú vị được tạo thành từ các hạt hình cầu gọi là oodis, sau đó còn được nhuộm đỏ bằng đất son.
Sử dụng kỹ thuật quét micro-CT, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà nhân chủng học Gerhard Weber từ Đại học Vienna (Áo) đã xem xét bên trong tác phẩm và phát hiện nhiều điều bất ngờ.
Cấu trúc bên trong của đá không đồng nhất mà chứa nhiều lớp trầm tích với các hạt mang mật độ và kích thước khác nhau. Ngoài ra nó còn chứa những mảnh nhỏ gọi là limonites, một loại tạp chất cho thấy oolite này hoàn toàn không đến từ bán kính 200km từ nơi bức tượng được chạm khắc.
So sánh với dữ liệu từ đá cổ kỷ Jura, các nhà khoa học đã tìm ra nơi cung cấp đá để tạc ra "thần vệ nữ Willendorf" là tận Hồ Grada ở miền Bắc nước Ý, tức phiến đá hoặc bức tượng đã di chuyển từ Nam đến Bắc của dãy Alps. Nếu đi đường vòng, hành trình lên tới 730km.
Đó là một hành trình đáng kinh ngạc vào thời điểm đó, đầy gian nan, hiểm trở, có khi đánh đổi bằng tính mạng, nhưng rõ ràng thần vệ nữ Willendorf đã được bảo vệ cực kỳ chu đáo trên đường đi, cho thấy giá trị thiêng liêng của bức tượng. Không loại trừ khả năng loại đá tạc tược đã được chủ ý khai thác công phu để giúp báu vật này thêm phần thiêng liên.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Scientific Reports.
- Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?
- Vì sao sói thích giết đồng loại? Chuyên gia về hành vi của sói mất 13 năm mới có thể phát hiện ra bí mật của chúng!
- Nếu thả một con cá sấu xuống ao có hàng trăm con cá Piranha, liệu cá sấu có bị cắn chết không?