Quỷ bụi khổng lồ trên sao Hỏa

Quỷ bụi (lốc bụi) trên sao Hỏa có kích thước khổng lồ, cao gấp 10 lần và rộng hơn 50 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.

>> Bí ẩn về "đám khói lạ" trên sao Hỏa

Cơn lốc bụi trên sao Hỏa


Quỷ bụi trên sao Hỏa rộng 140 mét. (Ảnh: NASA)

ABC Science cho hay, cơn lốc bụi là hiện tượng phổ biến trên sao Hỏa, đặc biệt ở vùng đồng bằng rộng lớn giữa phạm vi núi lửa Tharsis và Elysium.

Quỷ bụi trên sao Hỏa xảy ra khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h. Quy mô của nó rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.

Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), quỷ bụi trên sao Hỏa tạo ra điện và từ trường ở mức độ lớn. Hạt bụi trong quỷ bụi sẽ tích điện khi chúng cọ xát vào nhau, hạt có kích thước nhỏ tích điện âm và hạt có kích thước lớn tích điện dương.

Gió có xu hướng mang các hạt bụi nhỏ, tích điện âm lên cao. Trong khi đó, các hạt bụi tích điện dương nặng hơn vẫn nằm ở phía dưới cơn lốc bụi. Sự tách biệt này tạo thành một trường điện quy mô lớn, giống như cực âm và cực dương của một cục pin.

Theo VnExpress.net
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video