Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Hầu như ai cũng có thể gặp căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày. Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe tinh thần, có thể giải phóng các hormone tăng nguy cơ tim mạch và ung thư.

Báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ nói căng thẳng dẫn đến rủi ro tai nạn, vắng mặt, luân chuyển nhân viên, giảm năng suất, làm phát sinh chi phí y tế, pháp lý và bảo hiểm, gây thiệt hại 300 tỉ USD/năm.


Tai nghe MindMics Earbud - (Ảnh: MINDMICS)

Từng có thời gian dài bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến công việc và khiến cô mắc chứng đau lưng, suy nhược, tiến sĩ Anna Barnacka - người từng làm nghiên cứu tại NASA - đã trải nghiệm các thiết bị đeo tay giúp theo dõi sức khỏe và nhận thấy hầu hết đều giới hạn dữ liệu, thông tin chi tiết liên quan đến đo lường hoạt động não và tim. Cô cũng thử qua thiết bị đo điện não đồ nhưng chúng lại quá cồng kềnh.

Barnacka biết rằng ống tai là cửa ngõ giúp đo lường toàn bộ các chức năng của cơ thể và mọi người cũng quen với việc đeo tai nghe. Vậy là cô tạo ra loại tai nghe ứng dụng công nghệ giúp phát hiện những thay đổi nhỏ trong não và tim, báo hiệu căng thẳng: tai nghe MindMics Earbud.

MindMics giúp đo tim, não và các hoạt động chức năng cơ thể khác chỉ có ở các thiết bị y tế đắt tiền trước đây. 

Barnacka sau đó nghỉ việc tại NASA, chuyên tâm cho dự án khởi nghiệp, tập hợp một nhóm các nhà công nghệ. Họ cùng nhau tạo ra phần mềm và phần cứng, xây dựng sản phẩm mẫu để giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng.

Cô chứng minh tính hiệu quả của công nghệ này qua các nghiên cứu lâm sàng và công bố nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Trong khi MindMics được tiếp tục phát triển công nghệ và tiến hành các nghiên cứu sâu hơn, họ dự kiến tung sản phẩm ra thị trường vào đầu năm 2023.

Nói về khả năng cạnh tranh với những công ty công nghệ khổng lồ, Barnacka cho biết cô đủ tự tin. "Tôi đã từng lo lắng về việc phải cạnh tranh với những công ty lớn nhưng chúng tôi không muốn thị trường chỉ nhìn nhận như một thương hiệu tai nghe. 

MindMics muốn ứng dụng các thuật toán và dữ liệu đám mây để phân tích từng nhịp tim, hợp tác với các hãng sản xuất tai nghe để đưa công nghệ này vào sản phẩm của họ, từ đó giúp ích cho cộng đồng", cô nói.

Theo Straits Research, các thiết bị đeo theo dõi tập thể dục tích hợp chức năng đo lường mức độ căng thẳng thông qua nhịp tim đã tạo ra thị trường toàn cầu trị giá 45 tỉ USD năm 2021, dự kiến đạt 192 tỉ USD vào năm 2030.

Cập nhật: 23/11/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video