Ranh giới giữa sự sống và cái chết của con người

Bạn có thể ăn cay đến đâu? Bao nhiêu con ong đốt thì sẽ khiến bạn tử vong? Âm thanh như thế nào là quá to đối với con người? Tạp chí Focus của BBC đã tiến hành một loạt thử nghiệm để tìm hiểu các giới hạn thể chất của chúng ta. Hãy thử khám phá.

1. Thân nhiệt của con người có thể thấp đến đâu?

Thân nhiệt thay đổi với mỗi người nhưng thường là trên 37 độ C.

Ở 36 độ C, phản xạ và khả năng phán xét sẽ bị ảnh hưởng. Tại 35 độ C, bạn không thể viết nổi tên mình và đi lại khó khăn. Với 33 độ C, bạn hoàn toàn có thể mất trí. Tại 32 độ C, hầu hết mọi người sẽ bị đột quỵ, cuối cùng trở nên hôn mê bất tỉnh khi nhiệt độ giảm xuống 30 độ C. Tại điểm này, cơ thể không còn đủ sức để duy trì thân nhiệt. Nhịp thở giảm xuống chỉ còn 1-2 nhịp/phút.

Ở 28 độ C, sẽ xảy ra chứng loạn nhịp tim và vào lúc bạn còn 20 độ C, tim ngừng đập hoàn toàn. Nhưng khi đó bạn vẫn chưa chết. Bạn có thể sống sót bằng cách từ từ làm ấm lên và sử dụng máy khử rung tim kịp thời.

Tuy nhiên, giới hạn thấp nhất là 0 độ C. Tại nhiệt độ này, các tinh thể băng sẽ hình thành trong mô, phá hủy mọi tế bào.

Giới hạn lý thuyết: 0 độ C
Kỷ lục hiện thời: 16 độ C

2. Cú đấm mạnh nhất

Mô cơ tạo ra lực khoảng 0,3 micronewtons trên mỗi sợi cơ. Điều này tương đương với 100 Newtons (10 kg) cho mỗi cm2 trên cơ của bạn. Nhưng xương trên cẳng tay sẽ làm tiêu tan khoảng 200 megapascals lực nén, tương đương với một lực khoảng 50 kilonewtons.

Nếu chúng ta cho rằng cơ cánh tay đóng góp một nửa lực của cú đấm (chỗ còn lại đến từ chân, hông và vai khi phối hợp cùng lúc), thì bạn sẽ cần một bộ cơ ba đầu trên bắp tay với chu vi 55 cm để đạt được giới hạn này, cũng như cần rất nhiều sự luyện tập để phát huy tối đa kỹ thuật.

Giới hạn lý thuyết: 50 kN
Kỷ lục hiện thời: 3kN

3. Bạn có thể mất bao nhiêu máu mà vẫn sống?

Một người lớn khỏe mạnh có khoảng 3,8 đến 5,6 lít máu. Bạn có thể mất tới 15% thể tích máu của mình mà không bị tác hại nào trước mắt. Nhưng nhịp tim sẽ nhanh hơn, bạn cảm thấy chóng mặt, khó chịu và lạnh toát người. Khi bị mất đi 40%, huyết áp của bạn sẽ tụt hẳn khiến máu chảy chậm tới tâm thất, và tim sẽ đập nhanh liên tục.

Nếu có hệ tim mạch khỏe, bạn sẽ gia tăng cơ hội sống sót. Nằm im, bình tĩnh sẽ giúp trì hoãn cú sốc bằng cách giảm hàm lượng adrenalin.

Giới hạn lý thuyết: 1,9 - 2,8 lít ~ 50%
Kỷ lục hiện thời: 75%

Các nhân vật hoạt hình trong phim Incredibles không chịu một giới hạn nào. (Ảnh: Dailymail)

4. Bạn có thể uống bao nhiêu nước trong 1 giờ?

10 lít: Đó là lượng nước tối đa bạn có thể uống trong 1 giờ mà không làm loãng hàm lượng chất điện phân. Nếu không, bạn sẽ bị tai biến mạch máu não hoặc chết.

5. Món cà ri cay chừng nào thì bạn có thể ăn được?

Hoạt chất trong cà ri hay ớt là capsaicin. Càng có nhiều capsaicin thì cà ri càng cay. Nước sốt Tabasco thông thường có khoảng 260 phần triệu (ppm) capsaicin. Ớt Cuba chứa khoảng 17.000 ppm. Về lý thuyết, món cà ri cay nhất bạn có thể ăn được là một bát gồm nguyên tinh thể capsaicin. Nó sẽ cay gấp 10.000 lần món ăn vindaloo của Ấn Độ.

Mặc dù capsaicin không đốt cháy hay làm tổn hại mô nhưng ảnh hưởng của nó đối với hệ thần kinh giống như tác hại của dị ứng. Ngoài cơn đau, bạn sẽ cảm thấy mắt và mũi nóng bừng lên, chân tay co giật và khó thở trong khoảng 30-45 phút.

Giả dụ bạn khỏe mạnh và chưa từng bị bệnh tim hay hen suyễn, bạn vẫn có thể sống sót sau khi ăn một thìa gồm capsaicin nguyên chất, nhưng bạn sẽ không ăn nổi một cái gì khác trong vài tiếng đồng hồ.

Giới hạn lý thuyết: 5g capsaicin
Kỷ lục hiện thời: 0,1 g

6. Bạn có thể tung hứng bao nhiêu quả bóng?

Một bàn tay của con người có thể xử lý được 11-12 quả bóng, chưa ai làm được với 13 quả. Vấn đề là càng có nhiều bóng trong không trung, tay bạn càng phải nhanh để giữ chúng không bị rơi xuống đất.

7. Bạn có thể chạy nhanh chừng nào?

Việc xác định điều này rất phức tạp. Thậm chí để biết ai là người chạy nhanh nhất ngày nay cũng rất khó.

Kỷ lục thế giới hiện thời cho 100 m chạy nước rút là của Asafa Powell người Jamaica. Cô đạt thành tích 9,74 giây vào năm 2007. Điều đó tương đương với vận tốc trung bình là 36,96 km/h. Nhưng do người chạy xuất phát từ tư thế đứng yên nên nó bao gồm cả thời gian tăng tốc.

Người chạy nước rút 200 m sẽ hoàn thành đoạn 100 m thứ 2 trong khoảng thời gian ngắn hơn bởi họ đã đang chạy ở vận tốc tối đa khi vượt qua vạch 100 m.

Giới hạn lý thuyết: 43,06 km/h
Kỷ lục hiện thời: 42,52 km/h

8. Bạn có thể sống sót với bao nhiêu con ong đốt?

2.243 là số con ong đốt lớn nhất mà một người từng sống sót.
600 là giới hạn lý thuyết để một người có 50% cơ hội sống sót.

9. Âm thanh như thế nào là quá to?

Tại 125 dB (một máy bay phản lực cất cánh ở khoảng cách 50 m), âm thanh đã trở nên quá to, gây đau đớn.

Âm thanh to nhất mà bạn có thể nghe an toàn là 160 dB bởi nếu quá mức này, màng nhĩ của bạn sẽ bị thủng.

Âm thanh lớn nhất từng được ghi nhận là vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883, đạt 180 dB, ở khoảng cách 160 km. Bất cứ ai ở trong khoảng cách 20 km chắc hẳn đã chịu đựng âm thanh 200 dB và khi đó, sức ép sẽ làm vỡ phổi, đẩy không khí vào mạch máu, gây chết người.

Giới hạn lý thuyết: 200 dB
Kỷ lục hiện thời: 175 dB tại khoảng cách 2 m.

10. Điện giật mạnh chừng nào thì bạn còn sống được?

Theo phương pháp tử hình bằng điện giật cổ điển, thì quả tim bị gây sốc khiến nó ngừng đập. Khi đó không phải điện áp gây chết người mà là dòng điện, tính bằng amps.

Ngưỡng chịu đựng của con người là 1 mA, trong khi dòng điện 200 mA có thể làm quả tim 300 g ngừng đập, gây chết người.

Theo định luật Ohm, dòng điện chạy qua một vật dẫn điện được tính bằng điện áp chia cho điện trở, dùng đơn vị ohm. Điện trở của da người thay đổi từ 1.000 ohm (da ướt) tới 100.000 ohm (da khô), vì vậy điện áp gây chết người sẽ là 200 V và 20.000 V tương ứng.

Giới hạn lý thuyết: 27.000 V
Kỷ lục hiện thời: không có

11. Bạn có thể chịu đựng cú đâm xe cỡ nào mà vẫn sống?

Tại vận tốc 48 km/h, khả năng sống sót khi bị ôtô đâm giảm xuống còn 27%. Còn ở vận tốc trên 60 km/h, khả năng sống sót của bạn chỉ còn chưa tới 1%.

M.T. (Theo Daily Mail, Vnexpress)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video