Rệp giường đã tiến hóa đến mức nào để "xâm chiếm" thế giới?

Hàn Quốc đang phải chiến đấu với đợt bùng phát rệp và chính phủ đã phát động chiến dịch chống lại loại bọ hút máu này.

Từ Paris, đến Seoul, Hong Kong và thậm chí là Singpore, người dân châu Âu và châu Á đang hết sức lo ngại khi đại dịch rệp đang bùng phát khắp nơi.

Lịch sử của rệp

Theo một ghi chép cổ, rệp lần đầu tiên được con người được phát hiện vào khoảng 3.550 năm trước tại một địa điểm ở Ai Cập. Trong thời kỳ La Mã, rệp rất phổ biến tại khu vực Địa Trung Hải, và sự lây lan của loài rệp trên toàn thế giới sau đó là kết quả của sự bùng nổ của các hoạt động giao thương.


 Rệp lần đầu tiên được con người được phát hiện vào khoảng 3.550 năm trước.

Đến đầu thế kỷ 20, rệp đã trở thành loài ký sinh trùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Thậm chí, vào những năm 1800, một số khách sạn tại London, Anh tràn ngập rệp đến mức những người thuê trọ còn nhận được lời khuyên “hãy uống thật say để có thể ngủ được". Thời điểm đó, có lúc người ta còn phải đốt cháy toàn bộ tòa nhà để ngăn chặn rệp.

Rệp bùng phát trên khắp các quốc gia

Theo một nghiên cứu khoa học gần đây, rệp đã có sự “hồi sinh toàn cầu” trong vòng 20 năm qua. Tại Australia, tỷ lệ nhiễm rệp đã tăng vọt đến 4.500% trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2006. Vào năm 2010, nhiều thành phố lớn đã gặp tình trạng nhiễm rệp với quy mô lớn, điển hình là New York, Mỹ.

Tuy nhiên, năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ bất thường của đại dịch rệp, mà khởi đầu là những video clip về rệp "bò lổm ngổm" trên các tàu điện ngầm ở Paris khiến cả thế giới sửng sốt.

Tiếp đó, tại Hàn Quốc, rệp được tìm thấy lần đầu tiên tại một phòng tắm hơi ở Seoul, tiếp đến là các phòng ký túc xá đại học. Còn tại Hong Kong, những báo cáo về rệp xuất hiện trên các tàu vận chuyển ở sân bay đã gây lên một làn sóng phẫn nộ trong người dân và du khách, bày tỏ sự lo ngại về tình hình an toàn trong hoạt động du lịch.

Lý do khiến rệp tăng đột biến

Một trong những lý do dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của rệp là do chúng đã phát triển khả năng kháng bất cứ loại hóa chất nào được sử dụng để xử lý chúng, ví dụ như DDT.


Rệp giường. (Nguồn: Terminix).

Dini Miller, Giáo sư Côn trùng học và Chuyên gia Quản lý Dịch hại Đô thị tại Virginia Tech (Mỹ) cho biết trên tạp chí Times: “Những con bọ mà chúng ta gặp ngày nay không giống với thế hệ ông bà cụ kỵ của chúng. Chúng có lớp da dầy, cứng, khó bị ngấm thuốc.” Bà cũng cho rằng chính việc tiếp xúc với các loại hóa chất là lý do khiến chúng phát triển lớp vỏ ngoài dày và cứng hơn, khiến hóa chất khó xâm nhập vào cơ thể.

Nina Jenkins, Phó Giáo sư côn trùng học tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ giải thích lý do tại sao hóa chất không thể xâm nhập vào cơ thể rệp. “Rệp di chuyển bằng những móng vuốt có móc, giúp cơ thể chúng nhấc cao khỏi mặt đất. Do đó phần diện tích cơ thể tiếp xúc với bề mặt rất ít. Vì vậy, khi đi qua những bề mặt đã được phun hóa chất, chúng chỉ hấp thụ rất ít thuốc trừ rệp, không đủ để chúng bị tiêu diệt”.

Ngay cả khi đã bị ngấm thuốc, chúng cũng đã phát triển các enzyme có thể vô hiệu hóa chất độc trong cơ thể.


Một loại rệp tại New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Hai yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan rệp là mật độ dân số và việc đi lại. Rệp lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông đúc.

Cả Paris và Seoul đều có mật độ dân số cao (lần lượt là 20.641vaf 15.600 người/km2), điều này giải thích phần nào lý do đây là hai khu vực đang bị bùng phát rệp. Và việc mọi người đang đi du lịch nhiều cũng khiến cho rệp có cơ hội lây lan khắp nơi.

Rệp có thực sự gây ra những vấn đề về sức khỏe không?

Trên thực tế, nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ rệp không đáng kể, chỉ là những vết cắn gây ngứa và những nguy cơ về dị ứng và nhiễm trùng thứ cấp, nhưng rất nhỏ.

Nhưng chúng gây tác động mang tính tâm lý. Clive Boase, một nhà côn trùng hại tại Mỹ, cho biết trên tờ The Economist: “Muỗi, đỉa và các loại ký sinh trùng khác rất khó chịu. Nhưng nếu một du khách mang theo rệp về nhà sau kỳ nghỉ, chúng thường lây lan nhanh và khó xử lý. Điều này khiến mọi người cảm thấy xấu hổ, cộng thêm nỗi lo lắng sẽ bị cộng đồng kỳ thị”.

Mặt khác, trên thực tế, rệp vẫn luôn tồn tại, chỉ là nhiều hay ít. Và đôi khi các phương tiện truyền thông cũng khiến cộng đồng lo lắng quá mức về rệp dù có thể chưa trực tiếp gặp một con rệp nào.

Cập nhật: 27/11/2023 Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video