Robot ghi hình cánh đồng dung nham 320.000m2 dưới biển

Dung nham phun trào từ núi lửa trên đảo La Palma chảy xuống Đại Tây Dương, tạo ra cấu trúc mới, được robot và camera 360 độ ghi hình.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Thay đổi Toàn cầu và Hải dương học thuộc Đại học Las Palmas sử dụng robot và camera 360 độ để ghi hình cánh đồng dung nham ở độ sâu 20m dưới biển, Newsweek hôm 14/10 đưa tin. Cấu trúc này hình thành do dung nham phun ra từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

Cánh đồng dung nham hiện đã dừng phát triển với diện tích khoảng 320.000m2. Nhóm chuyên gia của Kế hoạch Bảo vệ Đặc biệt khỏi Rủi ro Núi lửa của Quần đảo Canary (Pevolca) sẽ sử dụng video này để nghiên cứu thêm về quá trình các đồng bằng dung nham hình thành.

Đồng bằng dung nham hình thành khi dung nham chạm tới đại dương hoặc một vùng nước rộng lớn khác. Sự tiếp xúc khiến dung nham nguội đi, đồng thời nước sôi và tạo ra hơi nước. Nếu dòng dung nham tiếp tục được duy trì, cuối cùng dải dung nham sẽ xuất hiện. Ví dụ nổi bật nhất về vùng đất được tạo nên theo cách này chính là quần đảo Hawaii.


Dung nham chảy vào Thái Bình Dương tại Kupapa‘u Point, Kilauea, Hawaii. (Ảnh: USGS)

Thực tế, Đảo Lớn của Hawaii vẫn đang mở rộng do hiện tượng trên. Tại đây, dung nham từ núi lửa Kilauea chảy xuống Thái Bình Dương, tạo thành một dải dung nham không ổn định. Khi vững chắc, nó sẽ trở thành vùng đất bổ sung cho hòn đảo.

Núi lửa Cumbre Vieja bắt đầu phun trào hôm 19/9 với một vết nứt mới mở ra vào ngày 24/9. Kể từ khi các vụ phun trào bắt đầu ba tuần trước, khoảng 6.700 người đã phải sơ tán. Dung nham phá hủy khoảng 1.000 tòa nhà, tàn phá các ngôi làng và đất nông nghiệp.

Dung nham chảy tới Đại Tây Dương với vận tốc ước tính 0,8 km/h hôm 7/10. Điều này tạo ra những cột khói mà các chuyên gia cảnh báo có thể dẫn đến những vấn đề về da và hô hấp cho cư dân tại La Palma. Ngoài hơi nước, sự tiếp xúc giữa dung nham và nước cũng sinh ra khói mù dung nham (laze), có tính axit cao và có thể chứa clo.

Hỗn hợp này có đặc tính gây nhức và ăn mòn của axit loãng trong pin nên cần tránh. Laze có thể bị cuốn theo gió nên tác động ăn mòn của nó vươn xa hơn nhiều so với nơi dung nham chảy xuống biển, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Cập nhật: 16/10/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video