"Robot lỏng" có khả năng biến đổi hình dạng

Các nhà khoa học Trung Quốc và Úc vừa phát triển thành công một loại robot từ kim loại lỏng lấy cảm hứng từ T-1000, robot sát thủ có khả năng tự thay đổi hình dạng trong phim Terminator 2: Judgment Day (Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét).

Nghiên cứu này là kết quả hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Đại học Tô Châu, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (Trung Quốc) cùng các nhà nghiên cứu từ Đại học Wollongong (Australia) và được công bố trên tạp chí khoa học Advanced Materials tuần trước.


Robot này lấy cảm hứng từ T-1000, robot sát thủ có khả năng tự thay đổi hình dạng trong phim Terminator 2: Judgment Day. (Ảnh: Pop Culture).

Khác với robot sát thủ lạnh lùng T-1000 trong phim, robot lỏng này không hề "nguy hiểm" chút nào và có kích thước khá nhỏ gọn, chỉ cỡ lòng bàn tay. Cấu tạo của robot khá đơn giản bao gồm một bánh xe bằng nhựa, pin lithium và gallium lỏng, một kim loại yếu có màu bạc ánh kim.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu thực hiện dự án cách đây khoảng 6 năm, khi phát hiện ra các đặc tính độc đáo của kim loại lỏng như gallium nhờ vào khả năng dẫn điện tốt, có thể điều khiển và tính linh hoạt rất cao. Gallium là một kim loại yếu, dễ dàng hóa lỏng ở nhiệt độ phòng và được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện tử và chất bán dẫn.


Robot lỏng hiện thực không hề "nguy hiểm" chút nào.

Robot hoạt động theo nguyên lý sử dụng pin lithium để kiểm soát điện áp của galium lỏng, làm thay đổi trọng tâm của nó khiến bánh xe di chuyển theo một hướng nhất định trên bề mặt phẳng.

Giáo sư Li Xiangpeng, thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Tô Châu, cho biết: "Robot nano siêu nhỏ có thể được sử dụng làm phương tiện vận chuyển các loại thuốc điều trị ung thư đến những vị trí chính xác trong cơ thể, tăng cường khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, nhờ vào tính linh hoạt cao".

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu đang hướng tới thiết kế một robot mới có khả năng di chuyển đa hướng, trên nhiều địa hình phức tạp hơn.

Với những thành tựu đạt được bước đầu, các chuyên gia hy vọng rằng robot có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn hay thậm chí trong y học để điều trị bệnh tật trong cơ thể con người.

Cập nhật: 05/11/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video