Robot NASA chuẩn bị lấy mẫu vật đầu tiên trên sao Hỏa

NASA đang chuẩn bị để robot tự hành Perseverance thu thập mẫu vật đá sao Hỏa đầu tiên, tạo điều kiện cho các nhiệm vụ tương lai mang về Trái đất.

Robot 6 bánh đang tìm kiếm một mục tiêu khoa học thú vị nằm trong miệng hố Jezero, gọi là "Cratered Floor Fractured Rough". Theo dự kiến, cột mốc quan trọng này sẽ bắt đầu trong vòng hai tuần tới. Perseverance hạ cánh xuống miệng hố Jezero hôm 18/2. NASA bắt đầu giai đoạn tiến hành nhiệm vụ khoa học của robot hôm 1/6, khám phá khu vực rộng 4 km ở nền miệng hố, có thể chứa lớp đá nền sâu và cổ nhất của Jezero.


Khu vực địa chất "Cratered Floor Fractured Rough" trên sao Hỏa trong ảnh chụp hôm 8/7. (Ảnh: NASA).

"Khi Neil Armstrong lấy mẫu vật đầu tiên từ vùng viển yên tĩnh cách đây 52 năm, ông bắt đầu quá trình giúp viết lại hiểu biết của nhân loại về Mặt trăng", Thomas Zurbuchen, phó giám đốc khoa học của NASA, cho biết. "Tôi hy vọng mẫu vật đầu tiên từ miệng hố Jezero của Perseverance cũng sẽ làm nên điều tương tự đối với sao Hỏa. Chúng ta đang ở ngưỡng kỷ nguyên mới của khoa học hành tinh và khám phá".

Armstrong mất 3 phút 35 giây để thu thập mẫu vật Mặt trăng đầu tiên. Perseverance sẽ cần khoảng 11 ngày để hoàn thành hoạt động lấy mẫu vật đầu tiên, do robot phải nhận chỉ thị từ khoảng cách hàng trăm triệu km trong khi dựa vào cỗ máy phức tạp, đa năng và sạch nhất từng được phóng vào vũ trụ mang tên Hệ thống lấy và lưu trữ mẫu vật.

Trình tự lấy mẫu vật bắt đầu khi robot đặt mọi thiết bị cần thiết trong tầm với của cánh tay robot dài hai mét. Sau đó, nó sẽ thực hiện khảo sát bằng ảnh chụp, nhờ đó, đội ngũ khoa học của NASA có thể xác định vị trí chính xác để lấy mẫu vật đầu tiên và một địa điểm mục tiêu khác ở cùng khu vực.

"Để thu thập dữ liệu quý giá về lớp đá, chúng tôi dự định lấy mẫu bằng cách tìm kiếm hai địa điểm giống nhau về địa chất và tiến hành phân tích chi tiết tại chỗ", Vivian Sun, đồng trưởng nhóm chiến dịch khoa học ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Nam California, giải thích. "Ở đó, đầu tiên chúng tôi sử dụng dụng cụ mài mòn để cạo bỏ lớp đá và bụi trên cùng, để lộ ra bề mặt chưa bị xói mòn, làm nổ chỗ đó bằng công cụ loại bỏ bụi đất bằng khí gas, sau đó tiếp cận bằng những dụng cụ khoa học nằm trên tháp nhỏ ở cánh tay robot gồm SHERLOC, PIXL, và WATSON".

SHERLOC (Quét môi trường có thể ở được bằng quang phổ Raman và phát quang để tìm hợp chất hữu cơ và hóa chất), PIXL (Thiết bị phát tia X) và WATSON (Cảm biến địa hình góc rộng) để phân tích thành phần hóa học và khoáng chất của mục tiêu. Thiết bị SuperCam và Mastcam-Z của Perseverance, cả hai đều nằm trên trụ của robot tự hành, cũng tham gia nhiệm vụ. Trong khi SuperCam bắn tia laser vào bề mặt mài mòn, đo luồng bụi bắn lên và thu thập dữ liệu khác, Mastcam-Z sẽ chụp ảnh có độ phân giải cao. Kết hợp với nhau, cả 5 thiết bị sẽ cho pháp phân tích vật liệu địa chất tại khu vực theo cách chưa từng có từ trước tới nay.

Perseverance cũng sẽ kích hoạt cánh tay xử lý mẫu vật bên trong hệ thống Adaptive Caching Assembly, giúp thu hồi ống chứa mẫu vật, làm nóng và sau đó cho vào mũi khoan lõi. Một thiết bị mang tên băng chuyền sẽ vận chuyển ống tới mũi khoan xoay đập trên cánh tay robot của Perseverance. Mũi khoan này sẽ khoan xuống lớp đá có cấu tạo địa chất tương tự và chôn ống chứa mẫu vật nhỏ bằng viên phấn. Sau khi nhiệm vụ tương lai mang các ống về Trái đất, mẫu vật sẽ được đưa tới phòng vô trùng và phân tích bằng các thiết bị khoa học quá lớn để mang tới sao Hỏa.

Cập nhật: 23/07/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video