Đục lỗ sao Hỏa, NASA tìm được dấu vết sự sống ngoài hành tinh?

Có 3 kịch bản khả dĩ giải thích cho lượng carbon kỳ lạ mà nhà thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã thu thập tại Gale Crater trong vòng 9 năm, một trong số đó chính là sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh.

Theo Science Alert, tổng cộng 24 mẫu bột đã được Curiosity - tàu thám hiểm mang hình dạng một chiếc rover tự hành nổi tiếng của NASA - nung nóng để tách các chất hóa học riêng lẻ. Các mẫu này được nghiền từ trầm tích mà Curiosity đã kiên trì thu thập thông qua việc đào nhiều lỗ ở khu vực Gale Crater từ năm 2012 đến 2021.


Một lỗ khoan đào trầm tích của Curiosity - (Ảnh: NASA).

Kết quả phân tích trầm tích cho thấy sự biến đổi lớn về sự kết hợp giữa 2 đồng vị carbon-12 và carbon-13, điều có thể tiết lộ chu trình carbon của hành tinh thay đổi như thế nào theo thời gian.

Nhà địa chất học Christopher House từ Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết 2 đồng vị này đều tồn tại từ khi Hệ Mặt trời được hình thành, xuất hiện trong mọi thứ thuộc về Hệ Mặt trời. Nhưng carbon-12 phản ứng nhanh hơn carbon-13 nên sự thay đổi giữa tỉ lệ của các mẫu có thể tiết lộ về chu trình carbon của hành tinh.

Sự thay đổi của chu trình carbon có thể được giải thích theo 3 kịch bản:

  • Một là do tác động của những đám mây phân tử khổng lồ mà Hệ Mặt trời đã đi qua.
  • Hai là do quá trình chuyển đổi CO2 thành hợp chất hữu cơ như formaldehyde thông qua các quả trình phi sinh học.
  • Giả thuyết thứ ba thú vị hơn cả, đó là một quá trình tương tự điều đã xảy ra trên Trái Đất cổ đại: các vi khuẩn sơ khai biến đổi mê-tan thành carbon. Để xác nhận giả thuyết về sự sống ngoài hành tinh này, các nhà khoa học cần tìm thêm bằng chứng về những thứ khác giống Trái Đất quanh đó.

Tạm thời, họ xác định được các mẫu cực kỳ cạn kiệt carbon-13 giống đến kinh ngạc các mẫu trầm tích 2,7 tỉ năm tuổi ở Úc. Đó là những mẫu trầm tích mang bằng bằng chứng của vi khuẩn cổ đại trên Trái đất. Sao Hỏa có thể đã trải qua điều tương tự.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Cập nhật: 21/01/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video