Hãy tạm quên Shakespeare,Tolstoy và Tolkein để cùng dự đoán xem một phần mềm viết văn tự động liệu có thể thay thế được những nhà văn nổi tiếng này?
Phần mềm này có tên là Quill của hãng Narrative Science. Nó sẽ tự động chuyển dữ liệu có cấu trúc thành một câu chuyện tiếng Anh với tốc độ cực nhanh. Khi đọc câu chuyện này, bạn khó mà nhận ra được sự khác biệt so với câu chuyện do một nhà văn viết ra.
“Quill là tổng hòa các phân tích dữ liệu, một trí thông minh nhân tạo và khả năng biên tập” - Kris Hammond, nhà điều hành cong nghệ chính tại Narrative Science. Sở hữu khả năng miêu tả, dự đoán và đưa là lời khuyên dựa vào những dữ liệu cơ bản, trí thông minh nhân tạo của Quill là “một bộ máy ngôn ngữ thiên bẩm”.
Cũng giống như nhiều phần mềm khác, Quill được tạo nên từ nhiều phân tích số học. Vũ khí của chúng là khả năng phân định được những tình huống và có cách tiếp cận để tạo nên những mẩu tin.
Hiện tại Quill mới chỉ viết được những mầu tin tài chính, chỉ đơn thuần mang tính thông báo, không có tính giải trí.
“Điểm trừ của công nghệ này là Quill chỉ có thể viết được khi có dữ liệu” - Hammond nói.
Vậy những phóng viên thể thao và phóng viên tin tức có cảm giác bị đe dọa bởi phần mềm này?
“Các bạn không nên lo lắng về công nghệ này, bởi nó được thiết kế để viết trong không gian, nơi không có ai cầm bút viết”.
Phần mềm này hiện được NewNovelist sử dụng. Họ đang muốn mở lớp dạy viết và thậm chí là đưa ra những lời khuyên để sắp xếp một cuốn tiểu thuyết theo phần, kèm trích dẫn từ những tác phẩm nổi tiếng. Liệu như thế có phải là lừa dối người đọc không?
Liệu chúng ta sẽ có được những tác phẩm bán chạy do 1 nhà văn - robot viết?
“Phần mềm này không viết văn trong cuốn tiểu thuyết, nên không thể coi là nó lừa dối người đọc” - Andrew Philpott - giám đốc sản xuất tại NewNovelist cho biết.
John Lee, phó giáo sư về ngôn ngữ, dịch thuật thuộc trường đại học Thành phố, người cũng đang phát triển một phần mềm giúp người dùng làm thơ, cho biết: “Hầu hết các phần mềm viết văn tự động đều bắt chước những tấc phẩm do con người tạo ra. Phần mềm sẽ tự động tận dụng các sử dụng từ và cấu trúc câu trong cuốn Tuyển tập thơ Đường để gợi ý cho bạn từ tiếp theo”.
Tuy nhiên, bắt chước một khổ thơ ngắn thì dễ dàng hơn là viết một cuốn tiểu thuyết. Để viết được tiểu thuyết, phần mềm phải có khả năng sử dụng ngôn từ, để cho các tình huống nút thắt phát triển và hiểu được nhân vật.
Philpott cho rằng robot khó mà viết được những tiểu thuyết liệt vào hàng bán chạy.
Lee cho rằng robot khó có thể tạo ra được một đoạn văn vừa có nội dung sáng tạo, vừa có ngôn từ hấp dẫn.
Vai trò của những robot dạng này chỉ là giúp, chứ không thay thế được cho các nhà văn và phóng viên.