Rùa biển xé xúc tu độc của sứa ăn ngấu nghiến

Con rùa biển xanh ở bang Queenland, Australia chủ động xé xúc tu độc của sứa ăn ngấu nghiến.

Nhà sinh vật học đại dương Johnny Gaskell của Australia quay cảnh một con rùa biển xanh còn trẻ xé xúc tu của sứa làm thức ăn ở vùng nước cạn quanh đảo Hook, bang Queenland, theo National Geographic.

Trong video đăng ngày 7/7 trên YouTube, rùa biển xanh khoảng 2 - 5 tuổi chỉ ăn xúc tu sứa. "Điểm thú vị trong video là con rùa chủ động ăn xúc tu thay vì dù sứa, nơi có thể chứa nhiều dưỡng chất hơn", David Gruber, nhà sinh thái học đại dương kiêm nhà thám hiểm của National Geographic, nói.


Con rùa xanh cắn xé sứa nhai ngấu nghiến.

"Có khả năng loại cỏ biển con rùa thường ăn đang biến mất và nó phải ăn loại thực phẩm ít dinh dưỡng hơn này", Gruber phỏng đoán. Vùng biển ở rạn san hô Great Barrier những năm qua chịu ảnh hưởng tiêu cực do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Hầu hết 7 giống rùa biển trên thế giới là loài ăn tạp nhưng rùa biển xanh trưởng thành chủ yếu ăn cỏ. Tuy nhiên, thực đơn ăn tạp mang tính điển hình hơn với rùa đang trong giai đoạn phát triển.

Da có vảy giúp rùa không bị nọc xúc tu phóng ra khi tiếp xúc làm bị thương. Con rùa biển cũng nhắm mắt để bảo vệ phần nhạy cảm nhất trên cơ thể. Theo Gruber, việc rùa không có dấu hiệu bị thương khi ăn xúc tu cho thấy con vật có dạ dày khỏe.

Rùa biển có thể nặng trên 320kg và sống khoảng 80 năm trong tự nhiên. Chúng là loài dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong hệ sinh thái.

Cập nhật: 12/07/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video