Rủi ro khi bà hoàng làm mẹ

Giao phối đồng nghĩa với việc phải trả giá, dù có là nữ hoàng đi nữa. Các nữ chúa trẻ của loài kiến cắt lá phải chơi canh bạc sức khoẻ của mình để đổi lấy cơ hội được sinh sản thành công lâu dài.

Kiến chúa và kiến thợ (Nguồn: whyfiles)

Đó là một chiến lược rất nguy hiểm: chỉ trong vài giờ, nữ hoàng phải kết đôi và dự trữ hàng trăm triệu tinh trùng đủ để dùng trong suốt phần còn lại của 30 năm đời mình - và tất cả đều làm yếu hệ miễn dịch của nó. Sau đó, bà chúa phải sáng lập tổ và bộc lộ bản thân trước tất cả các loại nguồn gây bệnh ở trong đất.

"Nếu con cái giao phối quá thường xuyên và dự trữ quá nhiều tinh trùng, chúng không thể điều chỉnh hệ miễn dịch của mình", Boris Baer tại trung tâm tiến hoá xã hội ở Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết.

Khi Baer và cộng sự kích thích hệ miễn dịch của kiến chúa và đo đáp ứng, họ phát hiện thấy đáp ứng giảm xuống khi lượng tinh trùng mà kiến dự trữ tăng lên.

Điều này là rất quan trọng, vì hơn 95% các kiến chúa không sống sót qua giai đoạn sáng lập tổ đầu tiên, chủ yếu là do sự tấn công của ký sinh trùng.

"Nếu bạn kết đôi quá nhiều, bạn sẽ có xu hướng chết sớm. Đó là lý do vì sao các 'bà xơ' sống lâu", Mike Siva-Jothy, một nhà sinh học tại Đại học Sheffield, Anh phát biểu.

T. An

Theo NewScientist, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video