Rừng già là bể chứa cácbon quan trọng

Ngược lại với quan niệm thông thương trong 40 năm qua, một phân tích mới được công bố trên tạp chí Nature cho thấy khu vực rừng già thường là “đầm lầy cácbon” – liên tục hấp thụ cácbon điôxyt từ khí quyển và giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, những khu vực rừng già trên toàn thế giới không được bảo vệ bởi những tổ chức quốc tế và không mang ý nghĩa quan trọng trong “ngân sách cácbon” quốc gia như Hiệp định Kyoto đã chỉ ra. Cách nhìn đó dựa hầu hết trên những phát hiện của một nghiên cứu đơn lẻ từ cuối những năm 1960, đã trở thành lý thuyết được thừa nhận. Các nhà khoa học cho biết điều này cần được sửa đổi.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Oregon và một số học viện khác kết luận trong bản báo cáo: “Những điều luật tính toán đến cácbon đối với rừng nên chủ trương bảo vệ những khu vực rừng già khỏi tác động bên ngoài. Một lượng cácbon lớn, thậm chí cả cácbon đất, sẽ quay trở lại bầu khí quyển nếu những khu vực rừng này bị xáo trộn”.

Phân tích của 519 nghiên cứu khác nhau cho thấy 15% đất rừng phía Bắc Hemisphere không được kiểm soát, đặc biệt là một lượng lớn rừng già, chúng chiếm đến 10% lượng hấp thụ cácbon điôxyt toàn cầu.

Ở những khu rừng từ 15 đến 800 năm tuổi, số dư các bon trong rừng và đất thường dương – nghĩa là chúng hấp thụ cácbon điôxyt nhiều hơn là giải phóng.

“Nếu bạn quan tâm đến sự giải phóng khí nhà kính và nhìn vào những khu rừng từ khía cạnh cácbon, điều tốt nhất là mặc kệ chúng”, Beverky Law cho biết. Ông là giáo sư khoa học rừng tại OSu và giám đốc mạng lưới AmeriFlux, tổ chức với 90 điểm nghiên cứu tại Bắc và Trung Mỹ giúp kiểm soát “ngân sách” toàn cầu của cácbon điôxyt. 

Rừng già nhiệt đới tại bờ biển phía tây vương quốc Anh và Columbia. (Ảnh: iStockphoto/Robert Koopmans)

Rừng sử dụng cácbon điôxyt như những thành phần cơ bản xây dựng các phân tử hữu cơ và giữ cácbon điôxyt trong mô gỗ, tuy nhiên quá trình này có giới hạn. Nghiên cứu từ những năm 1960 sử dụng dữ liệu trong 10 năm từ một đồn điền cho rằng những khu rừng từ 150 năm tuổi trở lên sẽ giải phóng và hấp thụ lượng cácbon tương đương nhau, và vì vâyh trở nên “trung tính”.

Law cho biết: “Đó là câu chuyện chúng ta đã học trong hàng thập kỷ trong những lớp sinh thái học. Nhưng nó chỉ dựa trên sự quan sát của một nghiên cứu đối với một lọai rừng, và nó đơn giản không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp. Dữ liệu hiện nay cho thấy rõ ràng rằng sự tích lũy cácbon có thể tiếp tục diễn ra ở những khu rừng có độ tuổi hàng thế kỷ”.

Khi một khu rừng già được thu hoach, một nguồn cácbon mới được đẩy vào khí quyển trong 5 đén 20 năm, trước khi những cây trẻ hơn bắt đầu hấp thụ và cô lập nhiều cácbon hơn lượng chúng giải phóng. Sự hình thành khu rừng mới, tự nhiên hay nhân tạo, thường đi kèm với sự xáo trộn đến và thực vật, khiến sự phân hủy vượt quá năng suất tái phát triển.

Những khu rừng già liên tục cô lập và hấp thụ các bon trong nhiều thế kỷ. Khi những cá thể cây chết vì sét đánh, sâu bọ, nấm hoặc các nguyên nhân khác, lớp vòm thứ hai chờ đợi để thay thế và tiếp tục duy trì năng suất.

Một ý nghĩa của nghiên cứu là những quốc gia với lượng rừng già đáng kể có thể dễ dàng giảm bớt sự giải phóng khí nhà kính nếu những khu vực rừng này không hề bị đụng chạm đến. Nó cũng sẽ cần thiết đối với các mô hình bề mặt đất cố găng xác định lượng cácbon dư thừa để có thể mô tả chức năng của những khu rừng già một cách chính xác hơn.

Rất nhiều kết luận của nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ chương AmeriFlux và các chương trình CarboEurope. Những nguồn tài trợ bao gồm Bộ năng lượng Hoa Kỳ, CarboEurope, Liên minh châu Âu, và các tổ chức khác. Các tác giả đến từ nhiều học viện tại Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Pháp và vương quốc Anh.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video