Bagan, xứ sở của hàng ngàn ngôi đền bị lãng quên

Nằm bên bờ sông Ayeyarwady của vùng Mandalay, Myanmar, thành phố Bagan cổ kính từng là kinh đô của vương quốc Pagan, một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị chủ chốt của đế chế Pagan trong suốt khoảng thời gian từ thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ 13.

Vào thời kỳ đỉnh cao của mình (khoảng giữa thế kỉ 11 và thế kỉ 13), những người cầm đầu triều đại Pagan đã cho xây dựng hàng ngàn ngôi đền trên đồng bằng Bagan rộng lớn. Ước tính từng có trên 10.000 ngôi đền, chùa và tu viện mọc lên trên vùng đồng bằng trung tâm trộng 100km vuông này. Tuy nhiên, chỉ còn khoảng hơn 2.200 ngôi chùa và đền tồn tại đến tận ngày nay.

Thành phố Bagan trở thành trung tâm quyền lực từ giữa thế kỉ thứ 9 dưới triều đại của quốc vương Anawratha, người đã thống nhất Myanmar theo đạo Phật Nguyên Thủy. Hơn 250 năm, các nhà lãnh đạo thành phố Bagan cổ đại và thần dân của họ đã xây dựng trên 10.000 các biểu tượng tôn giáo trên đồng bằng Bagan.

Thành phố thịnh vượng này lớn dần lên về quy mô và cả tiếng tăm của nó, trở thành trung tâm quốc tế cho mọi nghiên cứu về tôn giáo và trần thế. Các nhà tăng và học giả đến từ những nơi xa xôi như Ấn Độ, Ceylon (tên trước của Sri Lanka) và đế chế Khmer cũng đến Bagan để nghiên cứu thơ, âm vị học, ngữ pháp, chiêm tinh, thuật giả kim, thuốc và luật.

Thời đại hoàng kim của Bagan suy tàn vào năm 1287 khi vương quốc và kinh đô này bị đội quân Mông Cổ xâm lược và đánh phá. Dân số giảm xuống chỉ bằng một ngôi làng, sống ẩn dật trong những tàn dư của nơi mà trước đó đã từng là một thành phố tráng lệ. Những tượng đài tôn giáo mới vẫn được tiếp tục hình thành cho đến giữa thế kỉ 15 và sau đó, việc xây dựng chùa chiền gần như bị ngưng đọng với chỉ 200 ngôi đền mới được dựng lên trong khoảng thời gian từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 20.

Kinh đô cũ vẫn tiếp tục làm địa điểm hành hương, tuy nhiên, đoàn người hành hương chỉ tập trung ở những ngôi đền chủ chốt, hàng ngàn ngôi đền ít nổi tiếng và xa xôi hẻo lánh hơn rơi vào tình trạng bị bỏ rơi và hư hỏng, đa số không còn tồn tại được trước thử thách của thời gian. Rất nhiều đền và chùa khác đều bị chôn vùi bởi các tai ương như động đất.

Ngày nay, chỉ còn khoảng vài chục ngôi đền được chăm nom thường xuyên. Vào những năm 1990, chính quyền Myanmar đã cố gắng để khôi phục lại những ngôi chùa bị phá hủy, nhưng không thể giữ lại được theo phong cách nguyên bản. Việc sử dụng những nguyên liệu hiện đại đã vấp phải sự phản đối rộng rãi của các sử gia và các nhà bảo tồn trên khắp thế giới. Cũng chính vì sự thay đổi không đúng với lịch sử này, thành phố Bagan đã không được UNESCO công nhận là khu di sản thế giới, mặc dù chính phủ Myanmar quả quyết rằng hàng trăm ngôi đền chưa được tu sửa và những công trình đá nơi đây cũng quá đủ để được công nhận là di sản thế giới.

UNESCO vừa công nhận cố đô Bagan (Myanmar) là Di sản Thế giới sau gần 1/4 thế kỷ quần thể chùa tháp này được đề cử vào danh sách.

Reuters đưa tin sáng 7/7, cố đô Bagan của Myanmar đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới trong một cuộc họp vừa diễn ra ở Baku, Azerbaijan.

Trước đó, Bagan lần đầu tiên được đề cử vào danh sách Di sản Thế giới năm 1995.

Quyết định công nhận này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành phố cổ sở hữu 3.500 chùa tháp, đền đài và các công trình được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.

Cập nhật: 08/07/2019 Theo ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video