Rùng mình tàu vũ trụ châu Âu lao xuống, bốc cháy giữa trời

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa tiết lộ những hình ảnh cuối cùng về một tàu vũ trụ cỡ nhỏ của họ: Một cú lao rực lửa xuống bầu khí quyển Trái đất.

Tàu vũ trụ đó là một vệ tinh đo gió mang tên vị thần cai trị gió Aeolus trong thần thoại Hy Lạp, đã hỗ trợ nhiều nghiên cứu về khí hậu và khí tượng học kể từ khi được phóng vào năm 2018.

Trong "cái chết" mới xảy ra, Aeolus đi tiên phong trong một thử nghiệm tự hủy vệ tinh của ESA, trong đó vệ tinh cũ thay vì bị bỏ lại thành rác vũ trụ thì sẽ được điều khiển để tự hủy khi chỉ mới "hấp hối".


Ảnh động cho thấy khoảnh khắc rực lửa cuối cùng của tàu vũ trụ cỡ nhỏ Aeolus, một vệ tinh đo gió - (Ảnh: ESA)

Theo Live Science, Aeolus đã sử dụng phần nhiên liệu cuối cùng để tự hạ độ cao, sau đó lao vào bầu khí quyển để rồi bị lực ma sát làm cho cháy tan trên bầu trời. Quá trình tự hủy cũng được tinh chỉnh để hạn chế thấp nhất số mạnh vỡ còn sót lại.

Toàn bộ cái chết của Aeolus đã được ăng-ten radar TIRA có đường kính 34m của Viện Frauhofer ở Đức ghi lại để phục vụ.

Trong đoạn phim, sau khi hạ thấp độ cao tàu vũ trụ nhỏ này đã nhanh chóng bị bầu khí quyển Trái đất kéo xuống. Khoảng 80% con tàu đã bị cháy tan, trong khi 20% còn lại biến thành những mảnh vỡ cỡ nhỏ được điều hướng để rơi xuống Nam Cực.

Theo ESA, chỉ số rủi ro do các mảnh vỡ rơi xuống trở lại đã giảm tới 150 lần và nhờ tận dụng chút nhiên liệu cuối, thời gian mà vệ tinh không được kiểm soát trên quỹ đạo cũng rút ngắn vài lần, tức giảm thiểu nguy cơ va chạm với các tàu vũ trụ khác trên đường đi.

Điều hướng các tàu vũ trụ, vệ tinh hư hỏng quay trở lại Trái đất và tự hủy trong bầu khí quyển là một quy trình đã được một số cơ quan vũ trụ khác thực hiện.

Tuy vậy, các cú rơi thường tiềm ẩn nguy cơ va chạm với các thiết bị không gian khác trên đường quay lại Trái đất, cũng như nguy cơ từ các mảnh vỡ - thường được điều hướng tới nơi không người như Nam Cực hay các vùng đại dương vắng vẻ, nhưng tất nhiên càng nhỏ càng an toàn.

Do đó, ESA đang dùng chính vệ tinh cũ của mình để hoàn thiện một quy trình chuẩn cho nhiệm vụ đặc biệt này, cũng là cách để tránh việc bỏ lại rác vũ trụ, thứ đang đe dọa các trạm không gian và tàu vũ trụ khác đang hoạt động trên quỹ đạo.

Cập nhật: 12/09/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video