Một nghiên cứu mới của các chuyên gia thuộc Uỷ ban Khoa học độc lập về chất gây nghiện (Anh) cho biết, rượu cồn gây ra nhiều tác hại hơn so với heroin hoặc crack (một dạng sử dụng của cocaine).
Các loại rượu cồn được bày bán tràn lan ngoài thị trường. (Ảnh: Internet)
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Lancet, giáo sư David Nutt - cựu trưởng cố vấn của chính phủ Anh về chất gây nghiện và cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu, đã giới thiệu một cách mới để đo mức độ gây hại của chất gây nghiện đối với cá nhân và phần còn lại của xã hội. Phân tích của ông cho thấy, khi cả hai yếu tố này hợp lại, rượu cồn là chất gây nghiện gây nhiều tác hại nhất, tiếp đến là heroin và crack.
Theo Telegraph, phương pháp đánh giá mới sử dụng 9 mục phân loại dành cho cá nhân và 7 mục cho xã hội nói chung. Trong đó, các mục "tác hại đối với cá nhân" bao gồm cả tỷ lệ tử vong, sức khoẻ kém, suy giảm chức năng não, mất mát tình bạn bè và chấn thương. Các mục "tác hại đối với xã hội" có liệt kê cả tình trạng tội phạm, tổn hại đến môi trường, xung đột gia đình và việc suy giảm sự gắn kết cộng đồng.
Heroin, crack và ma tuý tổng hợp methamphetamine là những chất gây nghiện độc hại nhất đối với cá nhân, trong khi rượu cồn, heroin và crack chiếm 3 vị trí đầu bảng độc hại đối với phần còn lại của xã hội.
Mẫu đánh giá của giáo sư Nutt khẳng định, ngoài việc là chất gây nghiện nguy hiểm nhất xét về toàn diện, rượu cồn độc hại gấp 3 lần cocaine hoặc thuốc lá và gấp 5 lần so với ma tuý mephedrone. Đặc biệt, ecstasy hay còn gọi là thuốc lắc - chất thuộc nhóm kích thích thần kinh độc hại được giới truyền thông tập trung phản ánh suốt hai thập niên qua, chỉ có mức độc hại bằng 1/8 mức của rượu cồn.
Nghiên cứu mới kết luận: "Các kết quả thu được của chúng tôi một lần nữa chứng minh tính đúng đắn của công trình nghiên cứu trước đó ở Anh và Hà Lan, đồng thời xác nhận rằng các hệ thống phân loại chất gây nghiện phổ biến hiện nay không mấy liên hệ với bằng chứng về sự độc hại. Chúng cũng phù hợp với những kết luận của các báo cáo chuyên gia trước đây rằng, việc tích cực chống lại các tác hại của rượu cồn là một chiến lược y tế cần thiết và đúng đắn".
Nói thêm về giáo sư Nutt - một tác giả chính của nghiên cứu mới trên, ông từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn về lạm dụng chất gây nghiện của chính phủ Anh cho tới khi bị sa thải vào năm ngoái sau tuyên bố rằng thuốc lắc ít độc hại hơn rượu cồn.
Các loại rượu cồn được bày bán tràn lan ngoài thị trường. (Ảnh: Internet)
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Lancet, giáo sư David Nutt - cựu trưởng cố vấn của chính phủ Anh về chất gây nghiện và cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu, đã giới thiệu một cách mới để đo mức độ gây hại của chất gây nghiện đối với cá nhân và phần còn lại của xã hội. Phân tích của ông cho thấy, khi cả hai yếu tố này hợp lại, rượu cồn là chất gây nghiện gây nhiều tác hại nhất, tiếp đến là heroin và crack.
Theo Telegraph, phương pháp đánh giá mới sử dụng 9 mục phân loại dành cho cá nhân và 7 mục cho xã hội nói chung. Trong đó, các mục "tác hại đối với cá nhân" bao gồm cả tỷ lệ tử vong, sức khoẻ kém, suy giảm chức năng não, mất mát tình bạn bè và chấn thương. Các mục "tác hại đối với xã hội" có liệt kê cả tình trạng tội phạm, tổn hại đến môi trường, xung đột gia đình và việc suy giảm sự gắn kết cộng đồng.
Heroin, crack và ma tuý tổng hợp methamphetamine là những chất gây nghiện độc hại nhất đối với cá nhân, trong khi rượu cồn, heroin và crack chiếm 3 vị trí đầu bảng độc hại đối với phần còn lại của xã hội.
Mẫu đánh giá của giáo sư Nutt khẳng định, ngoài việc là chất gây nghiện nguy hiểm nhất xét về toàn diện, rượu cồn độc hại gấp 3 lần cocaine hoặc thuốc lá và gấp 5 lần so với ma tuý mephedrone. Đặc biệt, ecstasy hay còn gọi là thuốc lắc - chất thuộc nhóm kích thích thần kinh độc hại được giới truyền thông tập trung phản ánh suốt hai thập niên qua, chỉ có mức độc hại bằng 1/8 mức của rượu cồn.
Nghiên cứu mới kết luận: "Các kết quả thu được của chúng tôi một lần nữa chứng minh tính đúng đắn của công trình nghiên cứu trước đó ở Anh và Hà Lan, đồng thời xác nhận rằng các hệ thống phân loại chất gây nghiện phổ biến hiện nay không mấy liên hệ với bằng chứng về sự độc hại. Chúng cũng phù hợp với những kết luận của các báo cáo chuyên gia trước đây rằng, việc tích cực chống lại các tác hại của rượu cồn là một chiến lược y tế cần thiết và đúng đắn".
Nói thêm về giáo sư Nutt - một tác giả chính của nghiên cứu mới trên, ông từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn về lạm dụng chất gây nghiện của chính phủ Anh cho tới khi bị sa thải vào năm ngoái sau tuyên bố rằng thuốc lắc ít độc hại hơn rượu cồn.