Sa Pa: Trồng cây dược liệu làm thuốc

Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, được thiên nhiên ưu đãi có một khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho những loài cây phát triển, đặc biệt là dược liệu. Vì vậy, nhiều đời nay, người dân nơi đây đã biết trồng cây dược liệu để làm thuốc.

Cây Atiso, đây là một loại dược liệu để làm thu (Ảnh: VTV)

Là gia đình đã từng gắn bó trồng các cây dược liệu lâu năm tại Sa Pa, nhưng vợ chồng ông Phạm Công Dự chưa thấy năm nào cây dược liệu lại có giá và đạt năng suất như một vài năm trở lại đây. Những năm trước kia trồng dược liệu nhưng giá cả bấp bênh bán cũng chẳng được là bao. Nhiều gia đình đã chuyển đổi trồng những loai cây khác có giá trị kinh tế hơn. Nhưng gia đình ông Dự vẫn kiên trì với nghề này giờ đây, cây dược liệu đã trở thành cây công nghiệp có giá trị, với gia đình ông dược liệu là nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Ông Phạm Công Dự, Thị trấn Sa Pa, Lào Cai cho biết: "Hàng năm, gia đình tôi trồng cây Atiso, ngoài ra còn có cây Bạch Nhật... Đó là những cây dược liệu của Sa Pa".

Dược liệu tại Sa Pa được nhiều bà con dân tộc tìm ra trên các đồi rừng, và nhân giống trồng tại gia đình. Dần dần bà con đã truyền cho nhau nghề trồng dược liệu, và đã phát triển rộng khắp ở các xã, lúc đầu bà con trồng để làm thuốc sử dụng khi ốm đau, sau đó mang đi bán cho những gia đình làm thuốc bắc. Nhiều người trồng dẫn đến dược liệu bán giá rất thấp, có thời gian không ai mua.

Công ty dược phẩm Traphaco đã nghiên cứu và xét thấy bà con có nghề, có "tài", có "sức" lực, và đã ký kết thu mua sản phẩm cho bà con để sản xuất thuốc. Có nơi tiêu thụ và bán được với gía cao, nhiều gia đình đã mở mang trồng thêm nhiều loại cây có giá trị.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hải, tổ 1, thị trấn Sa Pa đang khai hoang thêm diện tích đất để trồng Atiso, đây là một loại dược liệu để làm thuốc, đang có gía trị kinh tế cao cho gia đình. Với hơn 2ha, gia đình chị thu được 8 tấn sản phẩm và bán cho công ty Traphaco cũng được hơn 200 triệu đồng/năm. Vì vậy, gia đình chị Hải đã liên kết với một số bà con dân tộc, khai hoang đất để trồng thêm dược liệu. Dự kiến, gia đình chị Hải cùng bà con nơi đây năm nay sẽ trồng thêm hơn 2ha cây Atiso nữa để cung cấp cho nhà máy. Theo chị Hải cây Atiso là một dược liệu dễ trồng, sau hơn 4 tháng có thể thu hoạch cả lá và rễ, hoa của Atiso đều có thể bán được và chế biến thành một lại thuốc Boganich chữa bệnh rất tốt.

Chị Nguyễn Thị Hải nói: "Năm nay, gia đình tôi mở rộng khoảng 2ha để tạo việc làm cho anh em. Gia đình tôi muốn mở rộng, phát triển kinh tế để tăng thu nhập".

Hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa, có đến hơn 20 ha diện tích trồng dược liệu cung cấp cho nhà máy Traphaco, hầu hết bà con đều trồng sen vụ cho nên rất có hiệu quả. Xuất phát từ chiến lược phát triển thuốc và dược liệu, Traphaco muốn tìm ra các mô hình giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học và những người trồng dược liệu, chế biến dược liệu thành những hàng hoá có tác dụng chữa bệnh cho con người.

Năm 1997, Bộ Y tế tổ chức một cuộc Hội thảo với chủ đề "Phát triển dược liệu góp phần xoá đói giảm nghèo". Theo ý tưởng đó, Traphaco đã liên kết với người dân ở vùng Sa Pa, nơi có tiềm năng dược liệu rất lớn, tìm ra những công nghệ cao để chế biến thành những loại thuốc có giá trị. Vì vậy, nhiều bà con đã có những hướng đi thích hợp từ nghề trồng dược liệu.

Mỗi một hộ dân trồng dược liệu được công ty hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, vì vậy, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn mới về dược liệu sạch và an toàn. Công ty có cam kết thu mu

Cây tam thất tạo ra nhiều loại thuốc trên Sapa
(Ảnh: usda.gov)
a đầu ra cố định, so với cây nông nghiệp khác cao hơn ít nhất 50%. Đến nay, đã có 50 hộ dân thường xuyên bán sản phẩm cho Traphaco.

Chị Vũ Thị Bính, tổ 9 thị trấn Sa Pa nói: "Nhờ có xưởng Traphaco thu mua chè, bà con chúng tôi cũng đỡ vất vả về kinh tế".

Ông Lê Văn Khoai, Giám đốc Công ty TNHH Traphaco Sa Pa cho biết: "Cây Atiso không phải là cây xoá đói giảm nghèo nữa, mà là cây hết sức tinh tế ở vùng Sa Pa".

Cây dược liệu ở Sa Pa giờ đây đã là một loại cây có giá trị kinh tế, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương, đây rõ ràng là một hình thức biết liên kết đem tài dân sức dân của dân làm lợi cho dân. Trong thời gian tới, dự kiến Traphaco sẽ tiếp tục phát triển các vùng nguyên liệu tại nhiều địa phương góp phần giúp bà con phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo.

Ông Nguyễn Huy Văn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Trapaco nói: "Dược liệu chủ yếu nằm ở các vùng nông thôn và vùng núi, Traphaco sẽ có chủ trương xây dựng mô hình đầu tiên thí điểm liên doanh liên kết với các địa phương để phát triển dược liệu. Đối với Lào Cai, chúng tôi tập trung phát triển cây Atiso và cây chè giây làm thuốc Ablop và chữa bệnh, chúng tôi đang nhân giống phát triển sang Lai Châu".

Ông Phan Thế Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, Lào Cai nói: "Đối với Sa Pa, Hiệp hội người làm thuốc bắc phát triển là cơ sở để tiêu thụ dược liệu rất tốt, chúng tôi rất chủ động trồng những loại dược liệu đó và phục vụ trực tiếp phát triển đông dược địa phương. Thời điểm Traphaco thu mua sản phẩm cũng là thời gian mà diện tích cây Atiso phát triển rộng khắp, đóng góp vào chương trình rất lớn đối với công tác xoá đói giảm nghèo".

Theo VTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video