Sán dây ký sinh giúp kiến thợ sống như "bà hoàng" trước khi chết trong đau đớn

Ký sinh trùng thường gây rắc rối cho vật chủ, nhưng sán dây Anomotaenia brevis ký sinh trong cơ thể kiến ​​khiến vật chủ trẻ lâu và khỏe mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức quan sát 58 đàn kiến Temnothorax nylanderi trong 3 năm. Họ phát hiện một số con kiến bị nhiễm sán dây Anomotaenia brevis, một số không. Với một vài con Temnothorax nylanderi nhiễm bệnh, các nhà khoa học tìm thấy tới 70 con sán dây bên trong.

Vào cuối thử nghiệm, tất cả những con kiến thợ chưa nhiễm bệnh chết sạch. Trong khi đó, một nửa số kiến thợ nhiễm bệnh vẫn còn sống.


Một con kiến Temnothorax nylanderi. (Ảnh: WM)

Sán dây sẽ thúc đẩy vật chủ phát triển pheromone khiến những con kiến không bị nhiễm bệnh chải lông, cho chúng ăn và thậm chí mang chúng đi khắp nơi. Ban đầu kiến có màu vàng, sau đó dần chuyển nâu khi già đi và da cứng lại. Tuy nhiên, kiến nhiễm sán vẫn giữ được màu vàng.

Những con sán này thao túng tuổi thọ của kiến thợ Temnothorax bằng cách tiết ra những chất hóa học có khả năng điều khiển hệ thống nội tiết, miễn dịch và cả gene của vật chủ. Nó bật những gene có trong kiến chúa Temnothorax, nhưng đã bị tắt đi trên kiến thợ. Điều này giúp những con kiến thợ Temnothorax nhiễm sán sống lâu hơn.

Theo nghiên cứu, những con kiến Temnothorax bị nhiễm bệnh sống lâu hơn ít nhất 3 lần so với đồng loại của chúng. Có những con sống tới 20 tuổi, tương đương tuổi thọ của một con kiến chúa.


Kiến thợ Temnothorax chẳng phải làm gì cũng có ăn.

Không chỉ vậy, thay đổi nội tiết tố còn khiến kiến thợ nhiễm sán dây tiết ra mùi hương giống với kiến chúa. Điều này khiến những con kiến khác trong tổ bắt đầu nhầm tưởng mình đang phục vụ một nữ hoàng. Những con kiến thợ khác cứ mang thức ăn về tổ và để xung quanh kiến thợ Temnothorax nhiễm sán dây. Kiến thợ Temnothorax vì vậy chẳng phải làm gì cũng có ăn.

Đôi lúc, chúng còn tỏ ra lười đến nỗi những con kiến thợ khác phải tập trung lại để khiêng con kiến Temnothorax nhiễm sán lên như khiêng kiệu. Chúng được chăm sóc, chải chuốt còn hơn cả kiến chúa thật trong tổ, một hiện tượng chưa từng thấy trong xã hội côn trùng điển hình.

Nhưng Anomotaenia brevis có lý do nham hiểm khi giữ cho vật chủ của mình khỏe mạnh và chậm chạp. Nó khiến lũ kiến trở thành con mồi hoàn hảo cho bất cứ con chim gõ kiến nào tới gần tổ kiến để kiếm ăn.

Trong khi những con kiến khỏe mạnh chạy tới nơi khác để thoát thân, những con kiến nhiễm bệnh chỉ ngồi đó và nhanh chóng bị làm thịt.

Khi chim gõ kiến ăn thịt con kiến nhiễm bệnh, sán dây sẽ sinh sản bên trong dạ dày của chim gõ kiến, trứng của chúng sẽ theo phân ra ngoài.

Lúc này, những con kiến sẽ cho con non của chúng ăn chỗ phân này, giúp sán dây bắt đầu vòng đời mới.

Cập nhật: 19/10/2021 Theo VTC/kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video