Sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây bời lời

Sinh viên trường đại học Kiến trúc Hà Nội vừa có ý tưởng sử dụng dầu ép từ cây bời lời để sản xuất dầu diesel sinh học.

Nguyễn Đình Hải, tác giả đề án “Công nghệ sinh học từ cây bời lời” cho biết, từ lượng quả dồi dào của cây bời lời, sau khi thu hoạch và qua sơ chế, quả được đưa vào máy ép tách dầu ra khỏi quả. Dùng công nghệ sản xuất dầu diesel, những lít xăng từ cây bời lời đầu tiên ở Việt Nam sẽ ra đời.


Lá cây bời lời.

"Dầu sản xuất từ quả cây bời lời giá thành sẽ rẻ hơn do sản xuất dễ triển khai và tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có. Mặt khác, khí thải sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên việc tiêu thụ dầu sẽ đơn giản và được người tiêu dùng ưa chuộng", Nguyễn Đình Hải nói.

"Cây bời lời là cây thân gỗ, quả có nhiều dầu, việc sản xuất dầu diesel từ dầu của quả cây sẽ mang lại nhiều nguồn lợi như tạo ra nguồn nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường", Hải nói thêm.

Hải tính toán, bình quân một mùa một cây cho thu hoạch là 150kg quả, khi sản xuất ra sẽ thu hồi được hơn 100 lít dầu tương ứng với 2 triệu đồng (đã trừ kinh phí sản xuất 1 lít dầu là 3.000 đồng).

"Năng suất sản xuất của dây chuyền là 20 tấn dầu/1 tháng, tương ứng với 25.000 lít dầu thì nguồn lợi thu lại mỗi tháng là 500 triệu, theo đó chỉ sau chưa đến 2 năm đã thu hồi được vốn và có lãi. Nếu mở rộng quy mô sản xuất nguồn lợi kinh tế mang lại rất lớn".

Công nghệ được Nguyễn Đình Hải chọn để sử dụng trong việc sản xuất năng lượng từ cây bời lời là công nghệ HTPM (High Temperature and Pressured Methanol – Methanol dưới nhiệt độ và áp lực cao) đã được cấp bằng phát minh sáng chế.

Dầu mỡ và methanol được đưa vào môi trường có nhiệt độ và áp lực cao cùng lúc với tỷ lệ được tính toán hợp lý bằng cách bơm liên tục qua lò phản ứng có chứa chất xúc tác không thuần nhất. Các chất xúc tác ở đây không tham gia vào phản ứng hóa học mà chỉ giúp nó xảy ra nhanh hơn.

Sau đó quá trình tách chất FAME mới được tạo ra (FAME- axit béo methyl este hay dầu diesel sinh học) cùng glycerol và methanol được thực hiện bằng phương pháp chưng cất. Trong giai đoạn, methanol sẽ được tái sử dụng, hỗn hợp dầu diesel sinh học (FAME) và glycerol sẽ được tách nhờ quay ly tâm. Trong giai đoạn chưng cất lần thứ 2 dầu diesel sinh học mới đạt độ tinh khiết 96,5% sẽ lại được nâng lên cấp độ tinh khiết hoàn toàn.

Hải cho biết thêm, cây bời lời được nhiều loài chim ưa thích, khi phủ xanh diện tích đất trống đồng nghĩa với việc thu hút được nhiều loài chim, làm đa dạng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, trồng cây sẽ giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dân nghèo, phủ xanh vùng đất trống đồi trọc, các nguồn lợi khác từ cây như lấy gỗ để sản xuất công nghiệp sẽ tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần phát triển đất nước.

Đề án “Công nghệ sinh học từ cây bời lời” của Nguyễn Đình Hải nằm trong 9 đề án vào vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng Kinh tế Xanh 2011 do dự án Vườn Táo Xanh phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video