Sao chổi mới được phát hiện

Rob Cardinal đang tìm kiếm một hành tinh nhỏ, nhưng cuối cùng lại tìm thấy một sao chổi. 

Đây là lần đầu tiên một sao chổi được phát hiện tại Đài thiên văn vật lý học thiên thể Rothney thuộc Đại học Calgary, cách Calgary 35 km về phía Tây Nam. Đây mới là phát sau chổi thứ hai được phát hiện tại Canada sử dụng kính viễn vọng Canada trong gần một thập kỷ.

Ngày 1 tháng 10, Cardinal nghĩ rằng ông nhìn thấy vật gì đó chuyển động khi đang quan sát vùng trời gần gần Cực Bắc bằng kính viễn vọng Baker-Nunn. Phép phân tích máy tính của những bức ảnh chụp được sau đó cho thấy một vật thể đang chuyển động, đầu tiên được cho là một hành tinh nhỏ, rất sáng.

Một vài bức ảnh được chụp sau đó một tuần xác minh rằng một thành viên “chưa từng nhìn thấy” trong hệ Mặt Trời của chúng ta đã được phát hiện. Các nhà thiên văn học tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung tâm hành tinh nhỏ, nằm tại Đại học Harvard khẳng định rằng đó là một sao chổi mới. Nó được đặt tên theo Cardinal và chính thức được gọi là C/2008 T2 Cardinal. 

Cardinal cho biết: “Tôi rất phấn khích khi phát hiện ra sao chổi này. Thành quả lao động của bản thân được tưởng thưởng khiến tôi rất thỏa mãn”.

Russ Taylor, trưởng khoa Vật lý và thiên văn, gọi phát hiện này phần thưởng cho nhóm các nhà khoa học tại đài thiên văn.

Ông cho biết: “Alan Hilderbrand, chủ tịch nghiên cứu tại Khoa học hành tinh, và nhóm nghiên cứu của ông tại Rothney đã lắp ráp kính viễn vọng chụp ảnh không gian hàng đầu tại Canada. Phát hiện sao chổi Cardinal là thành tựu đáng phấn khởi”.

Rob Cardinal đang tìm kiếm một hành tinh nhỏ, nhưng cuối cùng lại tìm thấy một sao chổi. (Ảnh: Đại học Calgary). 

Chưa có nhiều thông tin được biết đến về sao chổi Cardinal. Các nhà khoa học đang cố gắng xác định thông tin về quỹ đạo của sao chổi này, liệu lần đi qua Trái Đất kể trên có mang tính chu kỳ hoặc liệu nó sẽ chỉ đi qua Mặt Trời một lần, có nghĩa rằng quỹ đạo của nó là parabôn.

Phil Langill, giám đốc đài thiên văn, cho biết: “Hầu hết các sao chổi từng được biết đến được tìm thấy ở vùng trời gọi là hoàng đạo – vì quỹ đạo của chúng tương tự với quỹ đạo hành tinh”. 

“Sao chổi Cardinal có quỹ đạo hết sức kỳ lạ so với những vật thể thông thường trong hệ Mặt Trời – nó chệch 60 độ so với các vật thể khác. Hiện nó đang gần sao Bắc Đẩu. Alan và Rob đã rất thông minh khi tìm kiếm vùng trời đó, vì tất cả mọi người đều đang tìm kiếm khu vực mà cơ hội phát hiện hành tinh nhỏ cao”.

Cardinal cho biết sao chổi này hiện có thể nhìn thấy ở bán cầu Bắc cho đến tháng sáu, rồi sau đó nó có thể được nhìn thấy, nhiều khả năng sáng hơn, tại bán cầu Nam.

Langill cho biết nếu bạn sở hữu vật liệu sao chổi thì đó là một mẩu vật liệu 4.5 tỷ năm tuổi, với đầu mối về thời kỳ khi Mặt trời và hệ Mặt trời hình thành. Sao chổi Cardinal được cấu thành từ băng và mảnh vụn sót lại khi hệ Mặt trời được hình thành.

Langill nói thêm rằng ông rất biết ơn cộng đồng địa phương đã nhớ tắt hết đèn điện vào ban đêm. Đài thiên văn đã làm việc với giám đốc điều hành Foothills để giáo dục người dân về lựa chọn ánh sáng, giảm bớt việc dùng ánh sáng, và công việc mà các nhà thiên văn học đang làm.

Ông nói: “Phát hiện này một phần nhờ công của họ”.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video