Sắp tìm thấy lăng mộ Alexander Đại đế?

Thành phố Alexandria huyền thoại của Ai Cập, nơi hội tụ 7 kỳ quan của thế giới cổ đại dường như đã được thiết kế để nằm thẳng hàng với mặt trời mọc vào đúng ngày sinh của Alexander Đại đế.

Vị vua huyền thoại của xứ Macedonia, người thống lĩnh cả một đế chế trải dài từ Hy Lạp đến Ấn Độ ngày nay, đã cho xây dựng thành cổ Alexandria vào năm 331 trước CN. Càng về sau, thành phố này càng trở nên thịnh vượng, gắn liền với những cái tên như Nữ hoàng Cleopatra, Tòa thư viện Khổng lồ Royal Library of Alexandria và ngọn hải đăng Alexandria cao tới 140m, một trong 7 kỳ quan thế giới.


Phát hiện mới mở ra hy vọng về việc tìm thấy lăng mộ của Alexander Đại đế

Thành cổ Alexandria được quy hoạch bao quanh trục đại lộ đông - tây có tên Canopic, nhà khảo cổ học Giulio Magli của Ý cho biết. Một nghiên cứu mới về tuyến đường cổ đại này tiết lộ rằng nó không được xây dựng dựa theo địa hình (chẳng hạn như nó không chạy song song với đường bờ biển). Thay vào đó, đúng vào sinh nhật của Alexander Đại đế, mặt trời mọc của thế kỷ thứ 4 sẽ ở vị trí “gần như thẳng hàng một cách hoàn hảo” với con đường.

Kết quả của phát hiện này có thể giúp các nhà nghiên cứu có thêm đầu mối để truy tìm lăng mộ của Alexander Đại đế, LiveScience cho biết. Các văn bản cổ nói rằng thi thể của nhà vua được đặt trong một quan tài bằng vàng rồi lại có thêm một lớp quách vàng bảo vệ bên ngoài. Lăng mộ này được xây đâu đó trong Alexandria nhưng đã tuyệt tích gần 2000 năm nay.

Magli và các đồng nghiệp đã sử dụng phần mềm máy tính để giả lập vị trí của mặt trời tại thời điểm thế kỷ thứ 4 trước CN (Do quỹ đạo trái đất không hoàn hảo nên có những sai lệch trong sự dịch chuyển của mặt trời qua các thế kỷ). Alexander Đại đế sinh ngày 20/7 năm 356 trước CN theo lịch Julian. Lịch này hơi khác so với lệch hiện đại vì không có năm nhuận.

Vào đúng ngày 20/7 của thế kỷ thứ 4 trước CN, các nhà nghiên cứu nhận thấy mặt trời mọc lên tại một điểm lệch đúng nửa độ so với trục đại lộ Canopic, Magli chia sẻ trên LiveScience.

Ngoài mặt trời thì một ngôi sao thứ hai cũng khiến cho hiệu ứng tự nhiên này thêm thú vị. Ngôi sao Regulus, được coi là “Sao chiếu mệnh” của đức vua và nằm ở phần đầu của chùm sao sư tử Lep, cũng mọc ở vị trí gần như thẳng hàng với Đại lộ Canopic.

Magli cho biết việc quy hoạch kiến trúc dựa trên thiên văn rất phổ biến trong thế giới cổ đại. Lấy thí dụ, Đại kim tự tháp Giza nằm thẳng hàng với độ chính xác đáng ngạc nhiên với các điểm la bàn.

Theo Báo Đất Việt, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video