Sâu bướm kẹt cứng trong hổ phách 44 triệu năm

Sâu bướm cổ đại nhiều khả năng bị vướng vào nhựa cây, sau đó nhựa đông cứng lại, lưu giữ xác sâu suốt thời gian dài.


Hổ phách lưu giữ xác sâu bướm 44 triệu năm. (Ảnh: Deutsche Welle).

Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu Bavarian State Collection of Zoology, Đức, phát hiện xác sâu bướm cổ đại trong mảnh hổ phách, hay nhựa cây hóa thạch ở khu vực Baltic, Deutsche Welle hôm 20/11 đưa tin.

Con vật dài 5mm, được đặt tên là Eogeometer vadens, thuộc họ bướm Geometridae. Họ này gồm khoảng 23.000 loài. Đây là con sâu bướm Geometridae đầu tiên được tìm thấy trong hổ phách Baltic.

"Sâu bướm rất hiếm khi mắc kẹt trong hổ phách", đồng tác giả nghiên cứu Axel Hausmann cho biết. Ông giải thích, nguyên nhân có thể là hầu hết chúng hoạt động về đêm. Trong khi đó, nhựa cây thường lỏng hơn dưới ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ ấm áp ban ngày.

Sâu bướm Geometridae còn gọi là sâu đo. Khác với đa số sâu bướm có 5 cặp chân, Geometridae chỉ có hai hoặc ba cặp. Điều này khiến tư thế bò của chúng khá độc đáo. Chúng uốn cong cơ thể, đưa chân sau đến sát chân trước rồi duỗi ra, tiếp tục lặp đi lặp lại.

Hóa thạch này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình sinh vật tiến hóa trong thế Thủy Tân (khoảng 34-56 triệu năm trước), khi mối quan hệ giữa thực vật có hoa với các loài bướm đã hình thành và phát triển.

Cập nhật: 22/11/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video