Sâu gạo ăn nhựa - giải pháp giảm thiểu chôn lấp rác?

Sâu gạo (mealworm) có thể sẽ là giải pháp phân hủy rác thải tự nhiên mà chúng ta cần, để đối mặt với sự ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nhựa gây ra.

Sâu gạo - giải pháp phân hủy rác thải tự nhiên

Mới đây, một nghiên cứu về tiêu hủy rác thải tự nhiên đã được công bố trong tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường (Environmental Science and Technology), Mỹ. Theo đó, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã cung cấp những bằng chứng nghiên cứu chuyên sâu về việc, những con sâu nhỏ có thể tiêu hóa nhựa xốp (styrofoam – một biến thể của nhựa polystyrene) và một số loại polystyrene khác. Trước đây, loại rác thải này được cho là không thể phân hủy sinh học và khó tái chế.

“Đôi khi, khoa học làm chúng ta ngạc nhiên. Nghiên cứu này là một cú sốc”, Craig Criddle, giáo sư tại Stanford, người giám sát nghiên cứu về nhựa hào hứng nói.


Những con sâu gạo đang ăn nhựa xốp. (Nguồn: Yu Yang/Stanford).

Cụ thể, các nhà khoa học đã nuôi khoảng 100 con sâu gạo (hay còn gọi là sâu quy) với “khẩu phần ăn” khoảng 34-39 milligram Styrofoam - tương đương với liều lượng một viên thuốc nhỏ mỗi ngày. Với sự hỗ trợ của các vi khuẩn đường ruột, các con sâu chuyển đổi một nửa số nhựa này thành CO2 và sau đó bài tiết phần còn lại qua phân - loại chất thải có thể được phân hủy sinh học.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ nhất là các báo cáo y tế của mẫu thí nghiệm: Những con sâu gạo được cho ăn xốp vẫn sống khỏe mạnh như những con sâu có chế độ ăn thông thường. Trên thực tế, chất thải bài tiết của chúng có vẻ là đủ an toàn để sử dụng bón cho cây trồng, mặc dù cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.

Bước đột phá thực sự trong nghiên cứu này là việc khám phá ra rằng, ruột sâu bọ có thể tiêu hóa những sản phẩm được cho là không thể phân hủy sinh học - đặc biệt là loại chất thải phố biến và gây ra vấn đề nghiêm trọng với môi trường như nhựa polystyrenes.

Nếu các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác các loại vi sinh vật có thể thực hiện việc tiêu hóa đáng kinh ngạc này, họ có thể tái tạo quá trình biến đổi và tạo ra các enzym tiêu hóa hiệu quả và mạnh mẽ hơn.

Wei-Min Wu, nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford cho biết: “Phát hiện của chúng tôi đã mở ra một cánh cửa mới để giải quyết các vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa toàn cầu”.

Theo Cơ quan bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), chỉ tính riêng tại Mỹ, hơn 33 triệu tấn nhựa bị tống vào các bãi chôn lấp mỗi năm, và ít hơn 10% chất thải nhựa được tái chế. Những chất thải nhựa có thể gây ô nhiễm đất và nước, đe dọa hệ sinh thái biển. Ngoài ra, những loại nhựa polystyrene như styrofoam có thể mất tới hơn 1 triệu năm để có thể phân hủy.

Nhóm nghiên cứu cho biết, kế hoạch tiếp theo của họ là khám phá xem điều gì sẽ xảy ra khi những loài động vật khác tiêu hóa sâu gạo, và lần lượt ở những động vật lớn hơn. Việc này sẽ cho các nhà khoa học cái nhìn tổng quát về những tác động của chất thải nhựa trên các chuỗi thức ăn.

Họ cũng hi vọng có thể tìm thấy ở các đại dương một loài giống như sâu gạo, để có thể giúp tiêu hóa các chất thải nhựa đang tràn lan trên biển. Những miếng nhựa có đầy trong ruột của chim biển, rùa và cá, đều không thể được tiêu hóa và có thể gây ra những cái chết hàng loạt cho động vật biển, làm mất cân bằng sinh học.

Từ một loại vật liệu không bền vững, khó thể tái chế, gây ô nhiễm môi trường, chất thải nhựa đã trở thành “thực phẩm” hữu ích cho một cái bụng đói. Nghiên cứu này đã chứng minh chắc chắn rằng, thùng rác của một người là thức ăn ngon lành cho kẻ khác.

Theo Khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video