Sau khi xảy ra đại tuyệt chủng, đây là loài vật có khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhất

Những loài động vật nhỏ bé trong lòng đất này hóa ra là những con vật sống sót và hồi sinh đầu tiên sau thảm họa tuyệt chủng quy mô lớn của Trái đất.

Sự sống trên Trái đất đã bị tàn phá bởi sự tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi cách đây 252 triệu năm. Sự kiện tuyệt chủng quy mô lớn nhất trong lịch sử hành tinh đã giết chết hơn 90% các loài động vật và thực vật. Sau đó phải mất hàng triệu năm để đa dạng sinh học quay trở lại thời kỳ trước tuyệt chủng.

Bằng cách kiểm tra các đường mòn và hang ở đáy biển Đông, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng, các loài động vật đào hang dưới đáy như giun và tôm là những loài đầu tiên hồi sinh sau sự kiện thảm khốc này.


Sau đại tuyệt chủng, giun và tôm là những loài đầu tiên hồi sinh sau sự kiện thảm khốc này.

Đồng tác giả nghiên cứu Michael Benton, giáo sư cổ sinh vật có xương sống tại Đại học Bristol cho biết: “Sự tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi và sự phục hồi của sự sống trong kỷ Trias đã sớm được ghi chép rất rõ ràng trên khắp miền nam Trung Quốc. Chúng tôi có thể xem xét các dấu vết hóa thạch từ 26 khu vực thông qua toàn bộ chuỗi sự kiện, đại diện cho 7 triệu năm quan trọng và hiển thị chi tiết tại 400 điểm lấy mẫu. Cuối cùng chúng tôi đã tái tạo lại các giai đoạn phục hồi của tất cả động vật bao gồm sinh vật đáy, nekton và các loài động vật thân mềm đào hang dưới đại dương”.

Theo Giáo sư Benton và các đồng nghiệp của ông, nhiệt độ tăng cao và tình trạng thiếu oxy kéo dài trùng hợp với thời kỳ chuyển giao giữa kỷ Permi và kỷ Trias. Khi đó sự đa dạng sinh học dường như rất thấp do không có các điều kiện hỗ trợ cho sự sống. Phải mất hơn 3 triệu năm để các loài động vật thân mềm có thể hồi sinh trở lại.

Alison Cribb, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Địa sinh học tại Đại học Nam California kiêm đồng tác giả nghiên cứu giải thích: “Những động vật đầu tiên hồi sinh là thức ăn ký gửi như giun và tôm, các động vật dạng huyền phù như động vật chân đốt, bryozoans và các loài hai mảnh vỏ”.

Những phát hiện này cho thấy, các loài động vật thân mềm có khả năng chống chịu tốt nhất khi nồng độ CO2 tăng cao và sự nóng lên nhanh chóng của Trái đất.

Tác giả chính của nghiên cứu Xueqian Feng, một chuyên gia về cổ sinh vật học tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc kết luận: “Những kỹ sư hệ sinh thái này đã đóng một vai trò trong việc phục hồi hệ sinh thái đáy biển sau cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt. Chúng đã kích hoạt những sự đổi mới và bức xạ tiến hóa trong kỷ Trias sớm sau đó”.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Advances.

Cập nhật: 18/07/2022 VNReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video