Sâu răng hình thành như thế nào?

Có một số bệnh như sốt rét gây suy nhược cơ thể, có những bệnh như cảm lạnh chỉ đơn giản gây khó chịu nhất thời. Tuy nhiên, có một loại thứ ba kết hợp cả hai, gây đau đớn tột cùng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Đứng đầu trong danh sách này chính là sâu răng.

Vậy sâu răng là gì, sâu răng hình thành như thế nào, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao và ngăn chặn bằng những biện pháp gì? ScienceABC sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Sâu răng là gì?

Về cơ bản, sâu răng là sự suy giảm dần dần sức khỏe răng miệng. Cụ thể hơn, sâu răng là một thuật ngữ mô tả sự suy thoái của men răng, sự hình thành các mảng bám, và cuối cùng là tạo thành những vết sâu trong răng. Ở bước cuối cùng, răng được xác nhận "hư hỏng" và không thể cứu chữa trừ khi nhận được một số trợ giúp từ bên ngoài.

Nguyên nhân gây sâu răng

Tất cả đều đến từ thực phẩm, những gì chúng ta ăn và uống mỗi ngày.

Miệng của con người đón tiếp hàng trăm vi khuẩn, ngay cả khi chăm sóc rất tốt. Những vi khuẩn cư trú trên lưỡi, răng, nướu và những nơi khác trong miệng. Không phải tất cả các vi khuẩn đều có hại; một số trong đó có lợi và thậm chí cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Nhưng thật không may, có những vi sinh vật khác chịu trách nhiệm cho việc truyền bệnh, làm cho chúng ta bị ốm và gây hại cho răng.

Bất cứ khi nào chúng ta tiêu thụ những chất ngọt (như sô cô la, kẹo cao su, nước ngọt,...) hay những thứ có chứa tinh bột (như bánh mì, sữa, bánh,...) đều sẽ dẫn đến sự bùng nổ của chủng vi khuẩn mutans streptococci rất thích đường. Chúng xây dựng và củng cố "căn cứ" bên trong miệng bằng cách sử dụng đường làm nguồn năng lượng, và tạo ra các loại axit (như axit lactic) đóng vai trò sản phẩm phụ. Và các loại axit này chịu trách nhiệm cho những thiệt hại trong răng của chúng ta.


Nguyên nhân dẫn đến sâu răng đều bắt nguồn từ những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.

Men răng là một lớp bảo vệ cứng, màu trắng đóng vai trò tấm lá chắn bảo vệ răng khỏi bị hư hại. Dù rất mạnh nhưng men răng cũng chỉ có thể chịu đựng được một giới hạn nhất định khi "đối đầu" với các loại axit này. Các axit do vi khuẩn tạo ra sẽ trung hòa các khoáng chất như canxi và photphat hiện diện trong men răng khiến men răng trở nên "yếu đuối" hơn. Men răng càng trở nên yếu dần qua quá trình ăn mòn của các axit, cho đến khi hình thành các lỗ rất nhỏ trên răng đánh dấu sự khởi đầu của quá trình sâu răng.

Lúc đầu, bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ sự đau đớn nào trong răng, nhưng khi sự mất cân bằng giữa việc tiêu thụ đường và tăng cường men răng tăng lên, các axit sẽ đến ngà răng-lớp thứ hai trong răng. Đây là nơi tạo nên những cơn đau trong răng và khiến bạn cảm thấy "có gì đó sai sai với răng của mình". Nếu quá trình chăm sóc răng không được thực hiện đúng vào thời điểm này, các lỗ sâu răng sẽ đến được các mạch máu nằm sâu trong răng, và các cơn đau sẽ trở nên dữ dội.

Điều này đòi hỏi một quá trình điều trị y tế, có thể phải trám lại lỗ sâu hoặc thậm chí loại bỏ các răng bị ảnh hưởng.

Cần làm gì để ngăn ngừa sâu răng?

Florua là một khoáng chất có thể hỗ trợ đáng kể trong việc ngăn chặn sâu răng phát triển và củng cố men răng. Chất này cũng có hiệu quả trong việc làm giảm khả năng sản xuất axit của vi khuẩn. Và hầu hết các loại kem đánh răng trên thị trường hiện nay đều có chứa florua. Vì vậy, bạn nên đánh răng đều đặn để góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng.


Nên đánh răng đều đặn để góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Hãy tránh xa những viên kẹo

Đây có lẽ là hành động chống sâu răng tốt nhất bạn có thể làm. Do đường và tinh bột có trong chế độ ăn uống gây nên quá trình sâu răng, bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa sâu răng bằng cách nói không với thực phẩm chứa đường.

Cập nhật: 15/12/2016 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video