Sẽ có sóng thần lớn hơn ở Sumatra

Vùng có nguy cơ bị sóng thần đang chuyển dần từ phía bắc xuống phía nam

Một nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu những hòn đảo ngoài khơi miền Nam Sumatra, Indonesia, cho biết đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy vùng này có thể sẽ tiếp tục hứng chịu những trận động đất và sóng thần lớn hơn trong các thập kỷ tới.

Giáo sư Kerry Sieh đang sử dụng mạng lưới định vị toàn cầu để theo dõi sự dịch chuyển của lòng đất nằm gần với đứt gãy lớn - đứt gãy đã gây ra sự kiện kinh hoàng tháng 12 năm ngoái.

Công trình của ông cho thấy vẫn còn sức căng khổng lồ tích luỹ trong đứt gãy này, và nó có thể giải phóng trong tương lai gần. Kerry Sieh tin chắc các thành phố Pedang và Bengkulu có thể bị nguy hiểm nhất.

"Thời gian giờ đây đang làm phai nhạt dần những sự kiện như vậy", Kerry Sieh, đang làm việc tại Đài quan sát kiến tạo học, Viện Công nghệ California (Mỹ) nói.

"Tôi không biết chắc điều đó có đang xảy ra hay không, nhưng nhóm của chúng tôi vẫn nói với những người sống trên bờ biển rằng họ phải lường đến những cơn sóng thần như vậy sẽ xuất hiện trong cuộc đời của con cháu họ".

Trận động đất ngày 26/12 năm ngoái có cường độ 9,2 độ richter xuất phát từ một đứt gãy dọc theo ranh giới giữa hai mảng thạch quyển Ấn Độ - Australia và Âu - Á, mảng nọ nghiến lên mảng kia. Con sóng thần hệ quả của nó đã gây ra sự tàn phá kinh hoàng suốt dọc Vịnh Bengal, từ Bắc Sumatra tới Thái Lan, Sri Lanka và Ấn Độ.

Mô hình dự báo sẽ có những con sóng cao tới 10 mét tràn vào hai thành phố của Indonesia trên đảo Sumatra là Pedang và Bengkulu

Tiếp theo nó là trận động đất cường độ 8,7 độ richter, xảy ra tháng 3/2005, nằm xa hơn về phía Nam so với trận động đất trước, nhưng trên cùng ranh giới mảng đó.

Sieh cho biết lo ngại của các nhà khoa học giờ đây tập trung vào các biến cố xa hơn nữa về phía Nam, tới vùng quần đảo Mentawai. Nơi đây từng xảy ra những trận động đất lớn lặp lại cứ sau 2 thế kỷ, và thời điểm này đang là đoạn cuối của chu kỳ động đất đó.

Giáo sư Stephan Grilli, từ Đại học Rhode Island, đã mô hình hoá cơn sóng thần sẽ xảy ra trong vùng này với trận động đất cỡ 9,2 độ richter, tương đương với trận đã xảy ra hôm 26/12.

"Dự đoán của chúng tôi cho Pedang và Bengkulu ở về phía Nam là những con sóng cao tới 10 mét sẽ đánh vào các thành phố này".

Cả Pedang và Bengkulu đều là những thành phố lớn hơn Banda Aceh - thành phố bị phá huỷ trong cơn sóng thần hôm 26/12 năm ngoái. Giống như Banda Aceh, Pedang là thành phố nằm rất thấp bên bờ biển.
Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video