Sẽ không còn những em bé bị sinh non nhờ phương thuốc mới

Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng về cách đưa thuốc an toàn vào bào thai nhằm giúp ngăn ngừa bệnh sinh non và chữa trị các biến chứng phổ biến trong thai kì.

Người ta ước tính có đến 10% các trường hợp mang thai có các biến chứng huyết thanh dẫn đến sinh non và các bệnh như tiền sản giật mà nguyên nhân là do người mẹ có tiền sử về bệnh huyết áp cao và bệnh giữ nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé.

Nhiều biến chứng xảy ra trong thai kì có liên quan đến việc nhau thai bị hư do không cung cấp đủ dinh dưỡng, hoặc môi trường bên trong trở nên quá khắc nghiệt với thai nhi.

Và cũng bởi môi trường cực kì nhạy cảm này, cho đến nay vẫn chưa có nhiều phương pháp được thực hiện. Lần đầu tiên, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm ra cách đưa thẳng thuốc đến nhau thai nhằm giúp nhau thai chủ động tăng cường các chức năng hoạt động.


Các nhà nghiên cứu đã đạt được điều này bằng cách xử lý nhau thai giống như một khối u. (Ảnh minh họa: Leptospira/Shutterstock.com).

Các nhà nghiên cứu đã đạt được điều này bằng cách xử lý nhau thai giống như một khối u. Trưởng nhóm nghiên cứu Lynda Harris từ trường đại học Manchester ở Anh cho biết: "Nhau thai cũng giống như một khối u được kiểm soát tốt. Chúng phát triển nhanh chóng, sản sinh ra các hoóc môn tăng trưởng và phá hủy hệ miễn dịch của thai phụ".

Bà cũng nói thêm: "Các nghiên cứu ung thư tập trung vào việc tìm cách đưa thuốc vào nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác của cơ thể. Chúng tôi đã có ý tưởng về việc liệu có thể tác động đến nhau thai theo cùng cơ chế với khối u hay không, khi đó chúng tôi có thể đưa các loại thuốc khác nhau nhằm cải thiện chức năng của nhau thai, từ đó điều trị được các biến chứng trong thai kì".

Nung nấu ý tưởng này, Harris và nhóm nghiên cứu đã quyết định xem xét cách nhau thai sẽ phản ứng với hai peptit chuyên biệt trị ung thư mang tên CGKRK, iRGD, đó là các chuỗi axit amin có vai trò giống như các viên nhộng rất nhỏ, đưa thuốc đến tế bào ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm trên các con chuột mang thai và thấy rằng tương tự như cách các peptit hoạt động với khối u, họ cũng có thể chỉ nhắm đến việc đưa thuốc vào các mô nhau thai và cung cấp một lượng hormoneone tăng trưởng nhằm cải thiện chức năng các cơ quan.

Trong khi các hormone tăng trưởng dường như không ảnh hưởng đến bào thai những con chuột có kích thước bình thường thì ngược lại, những bào thai nhỏ bất thường do nhau thai bị hư lại được hiển thị để phát triển nhằm đáp ứng các hormone tăng trưởng.

Khi tiến hành thử nghiệm các peptit mô nhau thai của người, chúng đã cho thấy sự liên kết với các tế bào và xâm nhập vào màng tế bào. Từ đây các kết quả tương tự có thể được thử nghiệm nhân rộng trên con người trong tương lai.


Hiện tại chưa có bất kì loại thuốc nào dùng được cho các trường hợp biến chứng do nhau thai.

Nhóm nghiên cứu cũng báo cáo về việc không tìm thấy dấu vết của thuốc tồn dư trong bào thai cũng như trong cơ quan của người mẹ sau thời hạn phát huy tác dụng của thuốc.

Họ cũng cho biết trước một vấn đề về việc phương pháp điều trị có thể gây nguy hiểm cho các bà mẹ được chẩn đoán ung thư. Vì các peptit sẽ không biết đâu là mục tiêu cần tác động - nhau thai hay khối u, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ khắc phục được điều này với phương pháp sàng lọc thích hợp.

Hiện tại chưa có bất kì loại thuốc nào dùng được cho các trường hợp biến chứng do nhau thai không phát triển hoạt phát triển không đúng hướng. Thay vào đó, bác sĩ phải gây sinh sớm và hy vọng không có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên những rủi ro liên quan đến sinh non là đáng kể bao gồm không chỉ nguy cơ bị nhiễm trùng và bại não mà còn bệnh tim và tiểu đường.

Harris cho biết: "Hơn hai mươi năm qua chỉ có một loại thuốc duy nhất được cấp phép sử dụng trong thời kì mang thai. Bằng cách phát triển phương pháp này, chúng tôi hy vọng mở ra khả năng cho các loại thuốc mới nhằm sử dụng một cách an toàn trong việc điều trị các biến chứng phổ biến và nghiêm trọng khi mang thai".

Cập nhật: 16/05/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video