Siêu keo giúp "băng bó" nhãn cầu bị tổn thương chỉ trong vòng vài phút

Loại gel mới được kỳ vọng sẽ “cứu sống” thị giác của nhiều người có nhãn cầu bị tổn thương trước khi họ tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Chất lỏng này đươc ví von như những người lính đang chiến đấu ở chiến trường, họ phải chạy đua với thời gian để bảo vệ nhãn cầu, nếu chậm trễ những tổn hại về mắt sẽ không có cách nào để chữa trị. Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Nam California, chất lỏng này rất dễ sử dụng. Nó không chỉ giúp bảo vệ mắt cho bệnh nhân trên đường di chuyển đến bệnh viện mà còn giúp giảm tổng thời gian điều trị.

Nhà nghiên cứu hàng đầu Mark Humayun cho biết: "Những người cứu hộ đầu tiên trong một vụ tai nạn lớn có thể sử dụng gel để chữa trị các vết thương cho bệnh nhân - trước khi họ được điều trị bởi những bác sĩ phẫu thuật mắt trong các bệnh viện có đầy đủ dụng cụ y tế. Loại gel cũng có thể hữu ích ở những vùng nông thôn - nơi không có nhiều trung tâm mắt ở gần nơi diễn ra tai nạn. Thậm chí chất lỏng mới này cũng có thể được sử dụng để điều trị tạm thời vết thương do súng đạn gây ra".


Siêu keo chữa vết thương ở nhãn cầu. (Ảnh: Trường ĐH Nam California).

Chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã gợi ý nhóm nghiên cứu phát triển loại gel này. Các nhà nghiên cứu của USC đã điều chỉnh một hydrogel gọi là PNIPAM, mà trước đây họ từng nghiên cứu để làm ra vật liệu chữa vết thương “thần tốc”. Điều đặc biệt là khi ở trạng thái bình thường gel có dạng lỏng nhưng khi được làm nóng, nó sẽ trở nên hơi cứng. Đặc tính này cực kì hữu ích để khép miệng các vết thương và gel cũng được loại bỏ dễ dàng khi vết thương được điều trị trong bệnh viện.

"Vì nhiệt độ chuyển tiếp của hydrogel ban đầu rất gần với nhiệt độ của mắt người, nên chúng tôi phải sửa đổi các đặc tính để đảm bảo rằng gel sẽ ngay lập tức trở nên cứng lại khi được đưa vào mắt người. Loại hydrogel thông minh này có thể cung cấp một biện pháp chữa trị và bảo vệ hoàn hảo. Nghiên cứu cũng hứa hẹn tạo ra thế hệ keo dán mô kế tiếp”, ông Niki Bayat - một trong những nhà nghiên cứu cho biết.

Bên cạnh gel, nhóm nghiên cứu còn phát triển một ống tiêm để tiện cho việc vận chuyển. Vật dụng này cũng có cách sử dụng rất đơn giản, nó làm mát chất lỏng trước khi được tiêm vào vết thương bằng cách sử dụng tinh thể amoni nitrat canxi. Sau đó chỉ cần thêm nước và hydrogel đã sẵn sàng để sử dụng trong vòng 30 giây.

Những phương pháp khâu vết thương hiện tại phải mất ít nhất 30 phút để thực hiện, trong khi đó loại hydrogel này có thể thực hiện công việc chỉ trong vòng 5 phút trước khi bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện. Điều này sẽ giúp tiết kiệm một khoảng thời gian quý báu trong những trường hợp khẩn cấp.

Cho đến nay, gel chỉ mới được thử nghiệm trên thỏ và thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người sẽ được thực hiện vào năm 2019. Sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu trước khi phương pháp điều trị này có thể áp dụng trong y tế. Tuy nhiên, những thử nghiệm trên động vật cho thấy vật liệu có khả năng giảm áp lực ở mắt. Đây là bước rất quan trọng trong việc tránh những tổn thương vĩnh viễn ở nhãn cầu. Hơn nữa, sau bốn tuần sử dụng vật liệu, bệnh nhân không hề có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng.

Với hơn 2,5 triệu ca có tổn thương về mắt ở Mỹ mỗi năm, phương pháp điều trị này có thể giúp đỡ một số lượng lớn bệnh nhân. Không có gì ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc yêu cầu các nhà khoa học phát triển một phương pháp điều trị mắt. Bởi vì những thương tích liên quan đến bộ phận mỏng manh này đang gia tăng nhanh chóng trong các cuộc chiến.

Ông John Whalen, một chuyên gia về nhãn khoa, cho biết: "Nếu bạn nhìn vào dữ liệu lịch sử trong vài thập kỷ qua, bạn sẽ thấy tỷ lệ thương tích về mắt trong chiến tranh đã tăng từ 10 đến 15%. Lý do cho sự gia tăng này có thể đến từ những thay đổi trong chiến tranh, đặc biệt là với việc sử dụng các thiết bị nổ tự phát".

Toàn bộ nghiên cứu đã được xuất bản trên tờ Science Translational Medicine.

Cập nhật: 14/12/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video