Singapore lên kế hoạch trở thành “Quốc gia thông minh” đầu tiên trên thế giới

Singapore đang lên kế hoạch để trở thành “Quốc gia thông minh” đầu tiên trên thế giới. Mỗi phân đất khắp đất nước sẽ được kết nối và thu thập dữ liệu nhằm giúp xây dựng các dịch vụ tốt hơn.

Ước mơ trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới của Singapore

“Chúng tôi đang làm "bảng điều khiển" cho cả nước Singapore, sử dụng dữ liệu thu thập theo thời gian thực nhằm cải tiến các dịch vụ quan trọng đang cung cấp cho công dân như chăm sóc sức khỏe, vận tải và các nguồn tài nguyên”, Steve Leonard, Phó chủ tịch điều hành Infocomm Development Authority, cánh tay công nghệ nối dài của chính phủ Singapore cho biết.

Nhiều thành phố trên thế giới đang tiến hành thử nghiệm công nghệ thông minh, như Copenhagen đang thử nghiệm hàng loạt đèn đường thông minh trên diện rộng nhằm tiết kiệm năng lượng. Nhưng nếu Singapore thành công, đây sẽ là nơi đầu tiên kết nối được toàn bộ cơ sở hạ tầng.

“Một thành phố làm được những việc như vậy sẽ giúp thu hẹp hơn các khoảng cách”, Leonard cho biết. “Đèn đường thông minh, hệ thống quản lý đèn giao thông thông minh hay hệ thống phân loại rác thải thông minh. Tất cả đều tuyệt vời, nhưng chúng tôi tin chúng tôi có thể đạt tầm vóc như vậy và còn có thể làm được nhiều hơn như thế".

Singapore hầu như đang thu thập dữ liệu trên diện rộng ở các hệ thống như vận chuyển; nước này thậm chí còn biết các xe cá nhân đi tới đâu, thông qua các thiết bị lắp trên xe. Thiết bị này cũng đồng thời dùng cho thanh toán phí cầu đường. Nhưng họ hy vọng hiểu nhiều hơn về cách thức hệ thống cơ sở hạ tầng làm việc và cách thức các hệ thống làm việc với nhau.

“Điều quan trọng là không được để dữ liệu trong thùng kín”, Leanard giải thích. “Chúng tôi đang cố gắng nghĩ cách sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nhau, phối hợp để giải quyết những vấn đề lớn trong tương lai như mật độ đô thị và già hóa dân số”.

Ví dụ, dữ liệu vận chuyển có thể kết hợp với dữ liệu sức khỏe để xe tự lái có thể sớm đưa người già đến bác sĩ hoặc bệnh viện kịp thời.

Hiện tại, Singapore đã mở 8.000 luồng dữ liệu chính phủ cho thế giới và mời gọi các startup từ mọi nơi nghĩ các giải pháp mới mà nước này có thể kiểm tra. Chính phủ cũng tăng cường tốc độ thu thập dữ liệu có thể từ từng hệ thống một.

“Chúng tôi đang làm việc với 1 dự án được đặt tên E3A nhằm tìm kiếm cách thức giao tiếp trong tương lai: mọi vật và mọi người, bất kỳ nơi đâu trong mọi thời điểm”, Leanard cho biết.

Dự án như vậy sẽ làm dấy lên nhiều câu hỏi lớn về tính riêng tư. Nếu mọi thứ bị theo dõi, ngay cả khi bạn lái xe riêng của mình đi đâu hay bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi nào, nguy cơ rõ ràng nhất chính là thông tin cá nhân bị lạm dụng. Nhưng đó cũng là tiềm năng để quy hoạch đô thị tốt hơn và có nhiều phát kiến mới.

Quốc gia thông minh sẽ có mọi thứ bạn có thể tưởng tượng, Leonard cho biết. “Chúng tôi biết sử dụng năng lượng hiệu quả là quan trọng, chúng tôi biết hệ thống chăm sóc sức khỏe quan trọng, vận chuyển, không gian công cộng an toàn, tất cả những việc như vậy đều quan trọng. Đó là tại sao chúng tôi gọi đó là quốc gia thông minh, không phải thành phố thông minh, bởi vì chúng tôi thấy như vậy thì bức tranh sẽ nhỏ hơn”.

Singapore có thể là trường hợp duy nhất phù hợp để trở thành quốc gia đầu tiên đạt tầm quy mô cơ sở hạ tầng thông minh – là một nước nhỏ (về mặt diện tích, Singapore bằng khoảng 1/3 thành phố Hồ Chí Minh) và khả năng kết nối cao.

Singapore cũng có nhiều thách thức khác – nên có sức mạnh đế tiến hành xây dựng dự án kiểu như vậy nhanh hơn. “Không thể nghi ngờ việc Chính phủ Singapore đủ khả năng và sáng suốt để thúc đẩy việc hoàn thành dự án nhanh hơn nữa. Chúng tôi có khả năng dự báo tương lai và đang thực hiện các biện pháp để đón chào nó”.

Singapore có kế hoạch triển khai hệ thống mới theo nhiều giai đoạn, làm việc với các doanh nghiệp và startup khắp thế giới để kiểm tra giải pháp mới. “Chúng tôi cố gắng trở thành phòng thí nghiệm sống. Những vấn đề như vậy sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với các chính phủ trên thế giới trong tượng lai, chúng tôi chỉ đang cố gắng nhảy vào trước”, Leonard đúc kết.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video