Sinh vật phù du góp phần tạo ra siêu bão

Theo một nghiên cứu mới, sinh vật phù du có vai trò quan trọng trong việc biến những cơn bão bình thường thành siêu bão, và “lái” chúng dọc ngang trên đại dương.

Màu sắc của biển có thể ảnh hưởng đến số lượng và quy mô bão tố. Ảnh: NASA

Sinh vật phù du có mặt khắp nơi trên đại dương với số lượng cực kỳ đông đúc. Các quân đoàn của chúng có thể nhuộm màu biển, biến màu xanh dương thành màu xanh lá với chất diệp lục. Nước biển xanh giữ ánh sáng và nhiệt lượng phát ra từ mặt trời trong những chỗ nước cạn, từ đó làm tăng nhiệt độ bề mặt và tạo thêm điều kiện hình thành những cơn bão dữ.

Trong một nghiên cứu đăng trên chuyên san Geophysical Research Letters, các nhà nghiên cứu Mỹ đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật phù du biến mất khỏi Thái Bình Dương, trả lại màu xanh nguyên thủy cho biển cả? Lúc này, ánh sáng sẽ chiếu sâu xuống lòng biển hơn và mặt nước sẽ mát mẻ. Đó là chưa kể một đại dương màu xanh da trời sẽ làm giảm đến 70% bão tố tại phần tây bắc Thái Bình Dương - Trưởng nhóm Anand Gnanadesikan của Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển Mỹ (NOAA) nhận định. Lúc đó bão sẽ tập trung tại đường xích đạo, khu vực duy nhất mà nước biển đủ ấm. “Sẽ có ít cơn bão đổ bộ vào Nhật Bản và phía nam Trung Quốc, trong khi số lượng bão xuất hiện tại Việt Nam và Campuchia sẽ nhiều hơn”, NOAA miêu tả kết quả mô phỏng trên máy tính trong phòng thí nghiệm.

Ảnh minh họa: files32.com

Ông Gnanadesikan cho hay, tất nhiên chuyện một mặt biển xanh da trời 100% là hoàn toàn phi thực tế, nhưng ngay cả một sự thay đổi nhỏ cũng gây nên ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ví dụ, chỉ cần sự biến màu nhỏ của đại dương cũng có thể gửi thêm 25% bão vào Hawaii, một viễn cảnh đủ làm rùng mình bất cứ chính phủ nào. May mắn là đại dương chẳng làm khó con người như thế, dù đôi khi lượng sinh vật phù du cũng có tăng lên hoặc hạ xuống gây ảnh hưởng đến bão tố. Và con người không nên nghĩ đến giải pháp tiêu cực nhằm triệt tiêu siêu bão. “Đây không phải trường hợp mà chúng ta cho rằng có thể rải chất độc cyanide xuống biển trên đường đi của bão để giết chết sinh vật phù du, rồi siêu bão sẽ biến mất”, Gnanadesikan nói. Bởi phải có thời gian để sức nóng từ mặt trời truyền đi khắp đại dương và tạo nên ảnh hưởng toàn bộ lên khí quyển.

Theo Thanh Niên Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video