Sinh viên Việt Nam chiến thắng trong cuộc thi Nanomat tại Nauy

Nguyễn Quốc Huy, Nghiêm Minh Giang và Tạ Quốc Bảo đưa ra ý tưởng biến đổi nước biển thành nước ngọt đồng thời loại bỏ các loại virus và vi khuẩn ra khỏi nước bẩn bằng cách sử dụng công nghệ nano. Đây là ba cựu sinh viên đến từ trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam. Cả ba đều là du học sinh tại Nauy, Quốc Huy và Minh Giang đang theo học chương trình thạc sĩ trong khi Tạ Quốc Bảo đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường đại học Vestfold-Nauy, (Học bổng toàn phần từ Nauy).

Quốc Huy cho biết: "chúng tôi rất lạc quan, chúng tôi tin rằng sản phẩm này có thể sẽ được thương mại hóa trong vòng 5 năm tới".

Tại hội thảo chuyên đề

Nhóm 3 sinh viên Việt Nam đến từ trường đại học Vestfold đã đến thi đấu với Elisabeth Vågenes và Jon Olav Grepstad đến từ trường NTNU (Norwegian University of Science And Technology), và đã giành chiến thắng chung cuộc với giải thưởng trị giá 20.000 kroner.

Giải thưởng được trao tại vòng chung kết cuộc thi Nanomat do Hội đồng nghiên cứu công nghệ nano tổ chức ở thủ đô Oslo hôm thứ năm ngày 2 tháng 11 vừa qua.

Hội đồng bao gồm những nhà khoa học đến từ các trường NTNU (Norwegian University of Science And Technology), UiO (University if Oslo) và UiB (University in Bergen), những người từ những ngành công nghiệp khác và những người có kiến thức từ bộ khoa học công nghệ. Thậm chí còn có cả những người đã từng có ý tưởng về làm sạch nước và đứng ở vị trí cao trong những cuộc thi trước.

Nguyên tắc đơn giản:

Nói ngắn gọn, ý tưởng của các sinh viên Việt Nam là đẩy nước qua màng lọc Carbon nanotubes. Khi nước chảy qua màng ống nano, virus và vi khuẩn được giữ lại trong các thiết bị siêu nhỏ. Nguyên tắc này làm cho thiết bị có thể chuyển đổi nước mặn thành nước ngọt.

Những hiệu quả khổng lồ

Điều này có ý nghĩa rất lớn. Tổng số 1/3 dân số thế giới đang phải sống ở những nơi thiếu nuớc ngọt hoặc có nguồn nước bị nhiễm bẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.

Vì vậy, Quốc Huy, Minh Giang và Quốc Bảo cùng với thiết bị dễ dàng sử dụng của mình, được gọi là "Aqua Liquo" có thể là một công cụ rất quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng nước sạch.

- Bảo cho biết: “Sản phẩm sẽ có kích cỡ như một chai nước bình thường, và chúng tôi dự kiến rằng tổng chi phí để sản xuất ra thiết bị này chỉ khoảng 30 đôla. Chúng tôi tin rằng nó có thể cung cấp một giải pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng nước".

- Các bạn sẽ tiếp tục làm gì để phát triển sáng chế của mình?

- Đầu tiên tôi muốn nói rằng, thật là tuyệt vời khi giành chiến thắng tại cuộc thi này. Đây thật sự là một kinh nghiệm rất tốt cho chúng tôi và chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên hữu ích. Hiện vẫn còn một số thách thức với Aqua Liquo, nhưng chúng ta chỉ cần đầu tư thêm nghiên cứu và tiền bạc để điều chỉnh những lỗi này, Minh Giang trả lời.

Những đóng góp tuyệt vời khác

Ngoài ra trong vòng chung kết này, có hai ý tưởng dự thi cũng vô cùng giá trị. Elisabeth Vågenes đến từ trường NTNU đã trình bày phát minh của mình “Nano-View”, một kính áp tròng nano biến đổi giúp con người có thể nhìn được trong bóng tối.

Ống kính nhận ánh sáng hồng ngoại, gửi nó qua ống kính và chuyển đổi nó thành một ánh sáng nhìn được bằng mắt thường để có thể nhìn tốt hơn trong bóng tối. Trong những ngày này, một làn sóng cướp bóc đang tràn qua Oslo, đây có lẽ là một phát minh thú vị để theo đuổi.

Giá sản phẩm rẻ, dễ sử dụng với tất cả mọi người. Sản phẩm cũng có thể sẽ được sản xuất rộng rãi, có thể được sử dụng như kính sát tròng hàng ngày hoặc hàng tháng. Tôi nghĩ sản phẩm có thể sẽ được bán trong những hiệu thuốc tại Nauy vào năm 2025, Elisabeth nói.

Phát minh mới trong y học

Jon Olav Grepstad cũng đến từ trường NTNU, tin rằng cuối cùng anh đã có một phát minh mà có thể trở thành một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận rất lớn.

Tóm lại, điểm mạnh của phát minh này là làm cho việc phát hiện các protein trong các mẫu máu một cách hiệu quả hơn nhiều so với hiện nay. Sử dụng một ánh sáng trên đỉnh của thiết bị, cảm biến nano ở giữa và một máy ảnh ở phía dưới, anh tin rằng mình có thể phân tích một mao mạch nhỏ từ ngón tay và đưa ra một chẩn đoán đầy đủ trong một thời gian ngắn.

Điều này khá khác biệt với các phương pháp mà chúng ta đang sử dụng hiện nay mà chúng ta phải lấy nhiều mẫu máu hơn, mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.

- Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thiết lập một mẫu thử nghiệm trong vòng một năm. Cuối cùng, điều này có thể là cảm biến protein nhạy cảm nhất, Grepstad cho biết.

Nguyễn Hoàng Ngọc Trâm
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video