Smos gửi những dữ liệu đầu tiên về trái đất

Vệ tinh Smos của châu Âu được phóng lên quỹ đạo hồi đầu tháng 11.2009 với sứ mạng cung cấp dữ liệu để các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về vòng tuần hoàn của nước trên trái đất.

Smos sẽ tạo bản đồ dữ liệu vòng quanh trái đất. Ảnh: BBC

Smos đã chuyển những dữ liệu đầu tiên mà nó thu thập được về trái đất vào những ngày cuối tháng 11.2009. Smos sẽ tạo ra bản đồ đầu tiên trên thế giới về độ ẩm của các vùng lục địa và khối lượng muối hòa tan trong lòng đại dương.

Những dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng rộng rãi với hy vọng sẽ cải thiện công tác dự báo thời tiết và cảnh báo các thảm họa có thể xảy ra như lũ lụt, động đất…

Trao đổi với BBC, tiến sĩ Yann Kerr, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết: "Smos hoạt động hoàn hảo như trong mơ. Mọi việc đã tiến hành một cách đồng bộ và chính xác như mong đợi, chính các nhà khoa học cũng không ngờ rằng hình ảnh được gửi về sớm như thế".

Mặc dù các hình ảnh đầu tiên gửi về được ghi từ thiết bị chưa định chuẩn khi tàu vào quỹ đạo, nhưng qua chất lượng hình ảnh thì các nhà khoa học hoàn toàn tin tưởng vào độ chính xác của thiết bị ghi hình.

Chương trình Smos tiêu tốn của châu Âu hết 465 triệu USD và kéo dài ít nhất trong 3 năm.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video