Sợi mì xuất xứ từ đâu?

Cuộc tranh cãi kéo dài hàng chục năm về chuyện món mỳ sợi ra đời từ đâu, nay đã tới hồi kết thúc, với chiến thắng thuộc về Trung Quốc. Điều đó được khẳng định sau một cuộc khai quật.

Người Ý, đất nước của nhà thám hiểm Marco Polo và người Ả rập đều cho rằng mình là người phát minh ra món mỳ từ 2000 năm nay.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà khảo cổ học đã đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh rằng có những bằng chứng không thể chối cãi được rằng Trung Quốc đã biết đến món mỳ này trước đó từ lâu.

Các khoa học gia phát hiện được bằng chứng cho thấy món mỳ luộc có mặt ở làng Lajia trên sông Hoàng Hà thuộc miền Tây Bắc Trung Quốc từ 4000 năm trước.

Khu vực khảo cổ với 3 m trầm tích đã được đào bới một cách thận trọng kể từ năm 1999. Dấu tích món mỳ có tuổi thọ từ thời đồ đá mới không có thành phần bột mỳ hay bột lúa mạch, là những thứ thường được dùng để chế ra món mỳ thời hiện đại.

Món mỳ cổ được chế từ hạt kê, một trong những loại ngũ cốc đầu tiên được trồng trọt tại vùng bình nguyên bán khô hạn thuộc phía Tây Bắc Trung Quốc.

"Các sợi mỳ có kích thước nhỏ, đường kính chừng 0,3 cm, dài hơn 50 cm và màu vàng. - Một trong các khoa học gia thuộc nhóm nghiên cứu của Khoa Địa chất và Địa lý của Học viện Khoa học Bắc Kinh cho biết - Chúng tạo thành món mỳ La-Mian, một loại mỳ truyền thống của Trung Quốc mà người ta làm bằng cách nhào bột thật kỹ bằng tay."

Theo các nhà khảo cổ học, làng Lajia trước đây đã bị một trận động đất khủng khiếp tấn công. Sau đó, khu vực này đã bị chìm dưới làn nước.

Theo Tiền Phong Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video