Sởn gai ốc trước loài sâu biến tất cả mọi thứ thành... "xác ướp Ai Cập"

Loài sâu Hyphantria cunea có khả năng kết tơ thành mạng như loài nhện có thể khiến nhiều người ghê sợ.

Sâu bình thường đã không phải là một loài động vật dễ thương gì cho cam. Thế còn loài sâu được tích hợp thêm khả năng của... loài nhện thì thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu Hyphantria cunea - loài sâu có khả năng biến mọi thứ trên lãnh địa của chúng thành... "xác ướp Ai Cập".

"Người nhện" của thế giới sâu


Loại sâu này là ấu trùng của loài bướm đêm.

Thực chất Hyphantria cunea là tên của một loại bướm đêm thuộc gia đình Arctiidae. Còn loài sâu chúng ta đang nói đến ở đây là ấu trùng của loài bướm này.


Bướm hổ thuộc gia đình Arctiidae.

Bướm trưởng thành thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, rồi đẻ khoảng 200 - 500 quả trứng mới phía dưới lá của nhiều loại cây thân gỗ lớn. Tùy thuộc vào khí hậu, bướm mẹ có thể đẻ từ 1 - 4 thế hệ ấu trùng khác nhau.


Tùy thuộc vào khí hậu, bướm mẹ có thể đẻ từ 1 - 4 thế hệ ấu trùng khác nhau.

Thế hệ sâu bướm đầu tiên được đẻ ra thường nhỏ và không đáng chú ý. Tuy nhiên từ thế hệ thứ hai trở đi chúng ngày càng phát triển lớn hơn và nguy hiểm hơn. Chúng thường có màu vàng hoặc xanh lục, bao phủ bởi một lớp lông xám và có các sọc màu với đầu màu đen hay đỏ. Ấu trùng trưởng thành có thể đạt đến 2,5cm với khả năng nhả tơ tạo mạng như... nhện.

Loài sâu này không chỉ "tàn phá" hết lá của các cây trong vùng mà còn "giăng lưới", tạo ra các "tổ" mạng đặc trưng vào cuối mùa hè và mùa thu. Có thể nói chúng giống như... "người nhện" của thế giới sâu vậy.


Ấu trùng trưởng thành có thể đạt đến 2,5cm với khả năng nhả tơ tạo mạng như... nhện.

Sự xâm chiếm đáng sợ của loài sâu "xác ướp"

Khi hàng trăm những quả trứng này nở thành ấu trùng sâu, chúng sẽ cùng nhau xây dựng nên một "lãnh địa" của riêng mình bằng cách giăng lưới tạo mạng.

Những chiếc mạng này có tác dụng như một tấm màn bảo vệ lũ sâu trước kẻ thù bên ngoài, và lũ sâu bướm sẽ không rời khỏi mạng của mình trong suốt quá trình trưởng thành.


Chiếc mạng này có tác dụng như một tấm màn bảo vệ lũ sâu trước kẻ thù bên ngoài.

Nhưng chỉ có vậy thì không có gì đáng nói. Vấn đề là ở chỗ sâu bướm Hyphantria có thể mở rộng "lãnh địa" của chúng một cách rất đáng sợ.

Thường thì Hyphantria cunea không phải là một loài sâu hại vì chúng chỉ ăn lá của những cây thân gỗ vào mùa thu - mùa rụng lá.


Chúng biến tất cả những thứ xung quanh thành "xác ướp" để mở rộng địa bàn.

Tuy nhiên, chúng có thể xâm chiếm mạnh mẽ đến nỗi "nạn nhân" của chúng kiệt quệ, không còn khả năng phục hồi. Và chưa hết, nếu cần chúng sẽ biến tất cả những thứ xung quanh thành "xác ướp" để mở rộng địa bàn.


Một chiếc xe đạp đã bị tơ giăng phủ.

Ban đầu loài sâu bướm này chỉ xuất hiện ở châu Mỹ, nhưng do việc vận chuyển hàng hóa của con người, chúng đã xuất hiện và xâm chiếm cả châu Âu và châu Á.


Mới đầu loài sâu này xuất hiện ở châu Mỹ, sau chúng lan dần ra châu Âu với châu Á.

Thậm chí tại châu Á do không có thiên địch nên số lượng của chúng còn tăng nhanh khủng khiếp, trở thành sâu bệnh có hại tại nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam.

Cập nhật: 30/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video