Sống 200 ngày ngoài không gian: Bạn có dũng khí vượt qua thử thách?

Ngày 9/7, tàu vũ trụ Cung điện Mặt trăng 1 (Lunar Palace 1) của Trung Quốc bắt đầu phóng lên vũ trụ mang theo 4 sinh viên sẽ sống trên đó 200 ngày trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời và tự cung tự cấp.

Những phi hành gia đầy tham vọng này sẽ sống và làm việc trong các thùng kín, nơi mọi thứ đều được tái chế từ cây cỏ đến nước tiểu để tìm hiểu về cảm giác của con người như thế nào khi sống trong một trạm không gian trên một hành tinh khác.


Các sinh viên Trung Quốc sẽ sống thử nghiệm 200 ngày trên không gian. (Ảnh: SCMP).

Đây là một phần của một dự án nhằm tạo ra một hệ sinh thái tự cung cấp mọi thứ cho con người tồn tại ngoài trái đất.

Bốn sinh viên này đều đang theo học tại Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh. Họ cho biết, họ rất hạnh phúc khi được tham gia thử nghiệm này và ước mơ trở thành phi hành gia của họ đang tới gần hơn.

Nghiên cứu sinh Lưu Quang Huy cho biết: "Tôi sẽ học được rất nhiều từ việc này. Đó thực sự là một trải nghiệm cuộc sống khác biệt".

Giáo sư Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh Lưu Hồng, kiến trúc sư trưởng của dự án này cho biết mọi thứ cần thiết cho sự sống còn của con người đã được tính toán cẩn thận.


Cây cối và nước tiểu cũng được tái chế trên tàu không gian phục vụ con người. (Ảnh: SCMP).

"Chúng tôi đã thiết kế để oxy tại trạm vũ trụ đủ để thỏa mãn con người, động vật", GS Lưu nói.

Bà Lưu cho biết thêm, đáp ứng các nhu cầu về thể chất chỉ là một phần của thí nghiệm. Việc nghiên cứu biểu đồ ảnh hưởng tinh thần của sự sống bị giam cầm trong một không gian nhỏ trong một thời gian dài như vậy cũng không kém phần quan trọng.

Bà nói: "Họ có thể trở nên trầm cảm một chút. Nếu bạn sống lâu trong một môi trường như thế này, nó có thể tạo ra một số vấn đề tâm lý".

Lưu Huy, trưởng nhóm sinh viên đã tham gia thí nghiệm 60 ngày đầu tiên tại Cung điện Mặt trăng-1 đã kết thúc ngày 9/7, cho biết đôi khi cô cảm thấy hơi bi quan sau một ngày làm việc.


Các sinh viên đã được cảnh báo về dấu hiệu trầm cảm khi sống trong môi trường không ánh mặt trời và trong buồng kín. (Ảnh: SCMP).

Nhóm hỗ trợ dự án đã tìm ra một phác đồ các công việc hàng ngày cụ thể cho sinh viên để giúp họ có thể sống một cách thoải mái, hạnh phúc.

Lưu cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm này với động vật ... vì vậy chúng tôi muốn biết nó ảnh hưởng đến con người như thế nào".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu trong việc thăm dò không gian và có kế hoạch đưa tàu thăm dò đầu tiên trên phần tối của mặt trăng vào năm 2018 và đưa các phi hành gia lên đó sống vào năm 2036.

Cập nhật: 11/07/2017 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video