SpaceX thử nghiệm tàu con thoi Crew Dragon có tới 8 động cơ

Ngày 18/1 (giờ địa phương), Tập đoàn SpaceX sẽ phóng thử nghiệm tàu con thoi Crew Dragon không chở theo người. Nếu mọi việc suôn sẻ, cơ hội làm ăn sẽ mở ra cho SpaceX.

10 tháng sau lần đầu tiên phóng thử nghiệm tàu con thoi Crew Dragon không chở theo người thành công vào tháng 3-2019, Tập đoàn SpaceX của Elon Musk (có trụ sở ở bang California, Mỹ) đang chuẩn bị thực hiện một vụ phóng thử nghiệm rất quan trọng.


Tàu con thoi Crew Dragon - (Ảnh: SPACEX).

Ngày 18/1 (giờ địa phương), SpaceX sẽ thử nghiệm để tàu con thoi Crew Dragon (còn gọi là Dragon 2) không chở theo người, tách rời tên lửa phóng Falcon 9 trong chuyến bay nhằm bảo vệ an toàn cho các nhà du hành trở lại Trái đất.

12 phút quyết định

Vụ thử nghiệm dự kiến ​​kéo dài 12 phút trong điều kiện tương tự tàu con thoi Crew Dragon có chở theo người.

1 phút 30 giây sau khi tên lửa phóng Falcon 9 cất cánh là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình phóng do áp lực cực mạnh tác động lên tên lửa phóng.

Thử nghiệm lần này (theo yêu cầu an toàn của đối tác NASA) là vụ phóng thất bại, các động cơ của tầng tên lửa chính sẽ ngừng hoạt động.

Lúc bấy giờ, 8 động cơ SuperDraco của tàu con thoi sẽ làm nhiệm vụ thay thế, đưa tàu con thoi tách khỏi tên lửa đã bị trục trặc (hoặc nổ) rồi từ từ hãm tàu chậm lại và dù bung ra, rơi xuống mặt nước biển, đảm bảo an toàn tính mạng các phi hành gia.

Trong lần thử nghiệm ngày hôm nay, nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, tàu con thoi Crew Dragon sẽ rơi xuống Đại Tây Dương, sau đó sẽ được SpaceX thu hồi. Ngược lại, tên lửa phóng Falcon 9 sẽ phát nổ trong khi bay và các mảnh vỡ cũng rơi xuống Đại Tây Dương.

Vụ thử nghiệm này rất quan trọng đối với Tập đoàn SpaceX. Đây là bước cuối cùng để Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) gật đầu cho phép SpaceX đưa các nhà du hành lên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Dự kiến hai nhà du hành Bob Behnken và Doug Hurley của NASA sẽ phải lên Trạm không gian quốc tế (ISS) sớm nhất vào mùa hè năm 2020 trong chuyến công tác kéo dài 14 ngày.

Nếu thử nghiệm thất bại, tàu con thoi Crew Dragon phải nằm chờ thậm chí thêm cả năm.


Hai nhà du hành Bob Behnken (trái) và Doug Hurley sẽ lên ISS sớm nhất vào mùa hè năm 2020 - (Ảnh: SPACEX).

Chạy đua với Boeing

Các tàu con thoi Soyuz của Nga và Thần Châu của Trung Quốc sử dụng tháp cứu hộ làm nhiệm vụ tách ra và di chuyển an toàn khỏi tên lửa phóng trong trường hợp khẩn cấp xảy ra khi ở mặt đất hoặc trong quá trình bay.

Ngược lại, tàu con thoi Crew Dragon của Tập đoàn SpaceX sử dụng hai loại động cơ tích hợp trong tàu gồm 8 động cơ SuperDraco và 16 động cơ Draco.

Động cơ SuperDraco sử dụng nhiên liệu lỏng chỉ được dùng để đưa tàu con thoi Crew Dragon phóng đi nếu tên lửa phóng bị hỏng hóc. Còn động cơ Draco được sử dụng cho các thao tác trên quỹ đạo và điều chỉnh hướng.

Kể từ khi kết thúc chương trình tàu con thoi không gian năm 2011, NASA phải nhờ đến tàu con thoi Soyuz của Nga đưa người lên ISS.

Năm 2014, Tập đoàn SpaceX đã ký hợp đồng với NASA về vận chuyển các nhà du hành.

Ban đầu, vụ phóng được dự kiến thực hiện vào năm 2017 nhưng thời gian chậm trễ kéo dài. Tháng 4-2019 xảy ra vụ nổ động cơ tàu con thoi dẫn đến căng thẳng công khai giữa NASA và SpaceX.

Nếu SpaceX tiếp tục chậm trễ, đối thủ cạnh tranh Boeing sẽ có lợi vì từ sáu năm nay Boeing cũng đã phát triển tàu con thoi Starliner làm nhiệm vụ đưa người lên ISS.


Tàu con thoi Crew Dragon sẽ được tên lửa phóng Falcon 9 đưa lên không gian - (Ảnh: NASA).

Thật ra, Boeing cũng đang gặp khó khăn. Ngày 20-12-2019, trong chuyến bay thử nghiệm không chở người, Starliner không thể bay đến ISS do lỗi máy tính.

Cập nhật: 20/01/2020 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video