Đây là động thái cho thấy NASA muốn đẩy nhanh quỹ thời gian để chuyển tiếp các nhà du hành của các công ty tư nhân lên Trạm Không Gian Quốc tế ISS.
Cơ quan này đang trong quá trình thúc đẩy chuyến bay thử nghiệm của tàu bay Boeing Starliner trở thành một chuyến bay đầy đủ sứ mệnh. Đó sẽ là một bước đi táo bạo, và các nhà khoa học lo ngại rằng sự mạo hiểm này của NASA có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn của đội phi hành gia.
Theo như lịch mới được Boeing cập nhật dựa trên những sửa đổi trong hợp đồng với NASA, đội phi hành gia của tàu Starliner sẽ được thêm một người nữa vào tàu và đồng thời kéo dài hành trình từ 2 tuần trở thành 6 tháng nhằm thúc đẩy việc luân chuyển người lên Trạm Không gian, tờ Florida Today cho hay.
Tàu con thoi Starliner của Boeing. (Ảnh: Digital Trends).
Theo thông tin từ Digital Trends, NASA ngoài Boeing ra hiện đang có môt hợp đồng với Nga để vận chuyển các nhà du hành đến Trạm Không gian Quốc tế bằng tàu con thoi Soyuz sẽ hết hạn vào năm 2019. Việc mua thêm chỗ ngồi của tàu Soyuz để thêm phi hành gia lên Trạm không gian là điều không thể, vì nó đòi hỏi quá trình từ chuẩn bị đến thực hiện rất lâu dài. Mặc dù vậy, hai con tàu của hai hợp đồng tư nhân, tàu Starliner của Boeing và tàu Crew Dragon của SpaceX, vốn cũng không được chứng nhận là phù hợp cho đoàn phi hành gia 4 người.
Cận cảnh tàu con thoi và phi hành gia mặc bộ trang phục xanh thiết kế bởi Boeing.
Đáp lại nhu cầu cấp thiết của NASA, phía Boeing nói: "Đó là điều chắc chắn với chúng tôi rằng chúng tôi cần cung cấp cho NASA một sự bổ sung linh hoạt để đảm bảo cho Trạm Không gian có đủ người và hoạt động bình thường cho đến khi các nhà cung cấp của Chương trình Phi hành gia Thương mại (CAP - Commercial Astronauts Program) có thể chọn được lịch bay thường xuyên dành cho các sứ mệnh luân chuyển phi hành gia trên Trạm".
"Sự sửa đổi này sẽ cung cấp cho NASA sự nới rộng trong việc gia hạn lịch trình nếu cần thiết", Bill Gerstenmaier – người quản lý các chuyến bay của NASA nói thêm. "Chúng tôi đánh giá rất cao việc Boeing sẵn sàng phát triển những chuyến bay của họ để đảm bảo cho chúng tôi không bị gián đoạn việc đưa các nhà du hành vào không gian".
Vào năm 2014, NASA đã trao một hợp đồng trị giá 4,2 tỉ đô-la (tương đương 95,5 nghìn tỷ đồng) cho Boeing và một hợp đồng khác trị giá 2,6 tỉ đô-la (tương đương 59,1 nghìn tỷ đồng) cho SpaceX bao gồm 2 chuyến bay thử nghiệm và 6 sứ mệnh không gian. Boeing và SpaceX sẽ cùng chạy thử nghiệm lần bay không người lái vào mùa thu năm nay, và kế hoạch lẽ ra sẽ là thử nghiệm lần thứ 2 với phi hành đoàn 2 người vào cuối năm.
Nhưng áp lực lịch trình đã trở thành yếu tố tạo nên hai thảm họa sức chứa cho hai tàu con thoi này. Các nhà khoa học của Bộ phận Cố vấn An toàn không gian của NASA đã cảnh báo rằng cơ quan này không nên quá vội vàng. Vào năm 2012, NASA đã mở rộng phạm vi của buổi chạy thử tàu con thoi Dragon của SpaceX bằng cách đóng gói thêm một lượng các đồ tiếp tế cho Trạm Không gian Quốc tế ISS và tiến hành chạy chuyến bay như một chuyến bay sứ mệnh thực sự.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 3, Kathy Lueders - quản lý Chương trình Phi hành gia Thương mại - đại diện cho NASA thừa nhận rằng lịch trình mới của họ là một lịch trình mạo hiểm, nhưng khẳng định những mốc thời gian trên hoàn toàn có thể đạt được, theo báo Space News. "Một lịch trình hoàn hảo sẽ là một lịch trình mà mọi thứ đều có thể tiến hành cùng lúc", Kathy nói. "Chúng tôi thực sự muốn dành thời gian để làm việc này theo cách tốt nhất. Chúng tôi muốn nó được làm càng nhanh càng tốt, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ không hy sinh sự an toàn của phi hành đoàn".