Sự buồn chán đôi khi cũng có ích hơn bạn tưởng

Buồn chán không phải là một cảm xúc tích cực, tuy nhiên, nó vẫn có thể đem lại những trải nghiệm hữu ích chúng ta phản ứng với chúng một cách hợp lý.

Đã bao giờ bạn cảm thấy chán phát khóc chưa? Lướt ti vi với cả trăm kênh truyền hình nhưng chẳng thấy chương trình nào thú vị? Hoặc, đơn giản như những vụn vặt của guồng công việc, những bữa cơm, chuyện con cái gia đình lặp lại hàng ngày một cách tẻ nhạt? Sự buồn chán có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc "bệnh chán" (tên gốc: "ennui"), một kiểu buồn chán kinh niên với đặc trưng là sự bơ phờ, luôn thấy bất mãn và buồn bã. Theo tiếng Latin, ennui (phiên âm là "ahn-wee"), có nghĩa là "khó chịu", cũng tương tự như từ "enuuier" trong tiếng Pháp cổ, nghĩa là "phiền lòng".


Sự tồn tại của bệnh chán là có thật.

Những người mắc chứng ennui nhiều khi thậm chí còn không biết rằng họ mắc bệnh này bới các xét nghiệm máu không thể giúp xác định chính xác được trạng thái cảm xúc. "Những cảm xúc liên quan đến chứng ennui được mô tả dưới dạng "mệt mỏi tinh thần" và cảm giác không hài lòng một cách chung chung, rất khó để giải tỏa", tiến sĩ Emily Edlynn, tác giả của blog nổi tiếng "Nghệ thuật và khoa học làm mẹ" (The Art and Science of Mom) cho biết. "Cần lưu ý rằng nghiên cứu về sự buồn chán kinh niên và bệnh trầm cảm đã phát hiện ra chúng là những trạng thái cảm xúc riêng biệt, mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ với nhau".

Tuy sự tồn tại của "bệnh chán" – ennui – là có thật, nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, rất khó để xác định và đưa ra chuẩn đoán chính xác.

"Sự buồn chán, cũng giống như bao cảm xúc khác, không ánh xạ các "triệu chứng" hoặc các biểu hiện sinh lý. Chúng ta cảm thấy buồn chán theo nhiều cách khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Cảm giác tức giận hay những cảm xúc bực bội có thể được biểu cảm theo nhiều cách, từ hành vi lặng lẽ trong đám đông đồng nghiệp cho đến mức nổi đóa với người gây tổn thương cho ai đó mà ta quý mến", tiến sĩ Erin C. Westgate của khoa tâm lý học, đại học Florida giải thích. "Bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự buồn chán đôi khi có liên quan đến khả năng kích thích sinh lý cao (ví dụ như khiến tim đập nhanh hơn), hoặc đôi khi lại là kích thích sinh lý thấp (làm giảm nhịp tim, huyết áp thấp…). Vì vậy, gần như không có cách nào xác định được bệnh ennui hay biểu hiện của chứng buồn chán kinh niên dựa vào các biểu hiện sinh lý".


Một số người có nguy cơ mắc "bệnh chán" cao hơn bình thường.

Một số người dường như có nguy cơ bị bệnh chán - ennui - cao hơn những người khác. "Các nghiên cứu thần kinh học cho thấy, ở một số người, đặc biệt là những người ưa thích cảm giác mạnh, cần nhiều kích thích hơn thông thường để có thể giải phóng khoái cảm của não bộ và tạo ra các chất hóa học. Nam giới có nhiều khả năng thuộc nhóm này hơn nữ giới", tiến sĩ Edlynn cho biết. Bà cũng giải thích thêm rằng: "Về mặt lý thuyết, họ không thể nhận thức được điều gì có thể mang lại cho họ được sự hài lòng". Những người có vấn đề về khả năng chú ý như những bệnh nhân của chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) dường như phải trải qua nhiều trạng thái buồn chán nghiêm trọng hơn.

Mặt tích cực của sự buồn chán

Phản ứng của cơ thể đối với "bệnh chán" là yếu tố quyết định xem liệu trải nghiệm này có hữu ích hay không. Đôi khi, sự chán chường lại giúp truyền cảm hứng cho những người đang trăn trở về ý nghĩa cuộc sống, giúp họ sẵn sàng đón nhận những cảm xúc như sự nhớ nhung hay lòng yêu nước. "Nó cũng kích thích mọi người đi tìm điều sẽ khiến họ hài lòng, mở ra những suy nghĩ mới và vận dụng khả năng sáng tạo", tiến sĩ Edlynn giải thích. "Tuy nhiên, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng nếu cảm thấy buồn chán thường xuyên, đó là nguy cơ dẫn đến lạm dụng chất kích thích, cờ bạc, hay các bệnh lý tâm lý nghiêm trọng khác như bệnh tâm thần".

Rõ ràng, sống chung với sự buồn tẻ cùng tinh thần mệt mỏi mỗi ngày không phải là cách hay để tận hưởng cuộc sống. Và mặc dù hiện chưa có nghiên cứu thật sự nào về chứng ennui, nhưng các nghiên cứu về sự buồn chán cũng đã cung cấp cho chúng ta manh mối ít nhiều để có thể đối phó với nó khi vấn đề trở nên dai dẳng

Đầu tiên, cần thay đổi suy nghĩ và thái độ về tất cả những điều gây ra sự nhàm chán. Ví dụ, nếu một sinh viên khoa toán cảm thấy quá chán khi làm toán, có thể tự nhắc nhở bản thân rằng, những bài tập này là một phần của hành trình đạt được mục tiêu lớn hơn trong tương lai.

Thứ hai, đừng cố gắng để ngay lập tức thoát khỏi cảm giác buồn chán. Tiễn sĩ Edlynn khuyên: "Chúng ta càng thường xuyên thả lỏng, cho phép bản thân được chán (như là tập thói quen không vô thức cầm điện thoại lên nữa), thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để chấp nhận loại cảm xúc này và sử dụng nó như một cách giúp tạo ra tư duy đổi mới và sáng tạo. "Trên thực tế, những đứa trẻ biết cách chịu đựng sự buồn chán thông qua khả năng sáng tạo của bản thân thay vì phụ thuộc vào cảm giác của người khác tốt hơn người trưởng thành".

Nếu hai điều trên không phát huy tác dụng, hãy thử một hoạt động khác. Nỗi chán nản nhất thời có thể là tín hiệu cho thấy những điều bạn đang làm hiện tại có thể là vô nghĩa, và bạn nên thử thực hiện điều gì đó khác đi. "Mọi người thể thay đổi sang một hoạt động nào đó khác hoàn toàn mới mẻ, không quá khó nhưng cũng không quá dễ, miễn là có ý nghĩa hơn công việc hiện tại", tiến sĩ Westgate cho biết. "Song, điều tương tự có hiệu quả với bệnh lý buồn chán kinh niên hay chứng ennui hay không thì vẫn chưa rõ ràng".

Điều quan trọng là

Nếu cảm giác buồn bã, thất vọng của bạn bị ràng buộc vào sự không hài lòng một cách chung chung của những người xung quanh (thay vì bản thân bạn nghĩ là nên thế), bạn có thể đang gặp trạng thái mang tên "welschmerz" (có nghĩa là "Nỗi đau thế giới" theo tiếng Đức). Khái niệm về tình trạng này được các nhà thơ châu Âu cuối thể kỷ 18, đầu thết kỷ 19 đặt tên nhằm mô tả trạng thái vỡ mộng thường gắn với các nghệ sĩ mơ mộng đương thời.

Cập nhật: 26/10/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video