Máy tính đơn giản là các máy có thể tính toán. Hãy cùng quay trở lại quá khứ để tìm hiểu xem ai đã nghĩ ra một thiết bị mà có thể thực hiện những nhiệm vụ tính toán bằng việc nhận biết các đầu vào vào, xử lý và đưa ra những đầu ra tương ứng.
Bàn tính được sử dụng 3000 năm trước công nguyên có thể được xem như là thế hệ máy tính đầu tiên với một bộ đếm đơn giản. Vào năm 1941 một kỹ sư người Đức tên là Konard Zuse đã phát triển chiếc máy tính lập trình đầu tiên sử dụng phép toán nhị phân và logic Boolean. UNIVAC được phát triển năm 1951 và đã tạo ra bước đột phá thực sự trong năm 1952 khi Texas Instrument triển khai mạch điện tích hợp. Trong năm 1964, IBM giới thiệu một máy tính lớn có tên IBM 360. Apple đưa ra Apple I vào năm 1976 và Apple II trong năm 1977. Máy tính đã trở nên quen thuộc đối với hầu hết chúng ta khi được IBM công bố vào năm 1981 dưới dạng máy tính cá nhân (PC).
Các chức năng chính của máy tính là:
1 – Máy tính tuân theo và có khả năng thực hiện các chỉ dẫn đặc biệt.
2 – Máy tính có thể thực hiện danh sách định sẵn các chỉ dẫn chung được biết đến như một chương trình máy tính.
Các thành phần chính tạo nên máy tính đó là:
2 – Thiết bị đầu ra như bộ hiển thị trực quan hay màn hình, máy in... các thiết bị đầu ra cho chúng ta biết máy tính đã thực hiện những gì.
3 – Bộ xử lý trung tâm được coi là bộ não chính của máy tính là thiết bị xử lý toàn bộ dữ liệu và thực hiện toàn bộ các hướng dẫn.
4 – Bộ nhớ là nơi máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu và các chỉ dẫn trên nó.
5 – Thiết bị lưu trữ chung (Mass Storage Devices) là những thiết bị lưu trữ vĩnh viễn và giữ lại một khổi lượng lớn dữ liệu. Một số thiết bị phổ biến là ổ đĩa mềm, CD-ROM, ổ cứng…
Máy tính được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người dùng. Theo tùy từng kiểu mà chúng có các khả năng và giá trị khác nhau. Đa số các máy tính phổ biến là máy tính cá nhân dành cho một người dùng trong một thời điểm. Loại máy tính này được chia thành hai loại đó là máy tính để bàn và máy tính xách tay (laptop). Sau này thậm chí còn có loại máy tính nhỏ hơn nằm gọn trong bàn tay người dùng: Palmtop. Ngoài các loại máy tính nhỏ và máy tính cá nhân thì còn có các kiểu máy khác như máy tính lớn (Mainframe), trạm làm việc (Workstation) và siêu máy tính (Supercomputer), các máy này có kích cỡ rất lớn và được sử dụng trong các tổ chức lớn.
Máy tính có thể thực hiện các chức năng trên một diện rộng như xử lý văn bản, tổng hợp âm thanh và video số, Internet, truyền thông, nối mạng và kỹ thuật chế bản điện tử. Khả năng xử lý văn bản của máy tính bao gồm việc tự động kiểm soát và sửa chữa lỗi ngữ pháp cho văn bản. Internet là một trong những phát minh quan trọng nhất của loài người, Internet kết nối các máy tính trên mạng lại với nhau.
Khối lượng các thông tin sẵn có trên Internet và những phương tiện truyền thông như truyền tin, âm thanh và hội thảo trực tuyến đều miễn phí. Các kỹ thuật viên đồ họa sử dụng máy tính để soạn thảo âm thanh và tổng hợp video. Không một sản phẩm truyền thông nào có thể thực hiện được mà không có sự trợ giúp từ phía máy tính. Ngày nay các máy tính cũng trở nên rất cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng, đường sắt, hàng không, giáo dục và thậm chí là sự phòng thủ an ninh quốc gia. Hiếm có lĩnh vực nào trong kinh doanh mà không liên quan đến việc sử dụng máy tính. Các nhiệm vụ kinh doanh quan trọng và quyết định sẽ không thể được hoàn thành khi thiếu đi sự trợ giúp của máy tính.
Cũng giống như con người, máy tính cũng phải đối mặt với nhiều căn bệnh được tạo ra bởi sự tấn công của nhiều loại virut nguy hiểm. Do đó việc sao lưu tất cả các dữ liệu lưu trữ trên máy tính cần phải được duy trì để cung cấp sao lưu trong trường hợp có sự cố lưu trữ xảy ra. Các máy tính phải được bảo mật bằng việc sử dụng mật khẩu và phải được bảo vệ ngăn ngừa virut bằng cách cài đặt trên máy các phần mềm diệt virut. Máy tính nếu được bảo vệ và sử dụng đúng cách có thể tạo ra nhiều sự ngạc nhiên cho con người và có thể đem lại nhiều kết quả mà nếu không có máy tính thì khó có thể thực hiện thành công được.