Các nhà khoa học trường Đại học Pierre Paris và Marie Curie Pháp đã thử nghiệm thành công máu người nhân tạo được chế tạo từ tế bào gốc trên cơ thể người.
>>> Sản xuất máu nhân tạo từ tế bào gốc
Hình ảnh máu nhân tạo từ tế bào gốc.
Sau 5 ngày thử nghiệm, trong số tế bào máu nhân tạo được đưa vào cơ thể người có đến 94% vẫn tồn tại và lưu hành trong cơ thể người tình nguyện. 26 ngày sau có tới 41 đến 63% tế bào máu vẫn tồn tại trong cơ thể. Các nhà khoa học đánh giá tỉ lệ sống trong tự nhiên của máu nhân tạo rất cao và chức năng vận chuyển Oxy đến toàn cơ thể như máu bình thường.
Các nhà khoa học cho biết, đây là một tiến bộ vượt bậc trong ngành Y khoa thế giới, thành công của thử nghiệm sẽ góp phần cải thiện tình hình thiếu máu hiện nay trên toàn thế giới. Cho dù hiện nay số lượng người tình nguyện hiến máu ngày càng tăng, nhưng thế giới vẫn đang đứng trước nguy cơ thiếu máu nghiêm trọng, đặc biệt trên các quốc gia có tỷ lệ mắc HIV cao thì tình hình thiếu máu ngày càng trầm trọng hơn.
Các phòng thí nghiệm trên thế giới hiện vẫn đang nỗ lực nghiên cứu tạo ra máu nhân tạo để thay thế máu tự nhiên. Ví dụ như nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Essex Chris Cooper Vương Quốc Anh đang tiến hành nghiên cứu để tổng hợp một chất thay thế huyết sắc tố, huyết sắc tố này có thể khiến cho cơ thể bị mắc một số bệnh, vì nó không phải được chế tạo từ tế bào gốc. Phương pháp tạo máu từ tế bào gốc có lợi thế riêng của nó, tạo máu từ tế bào gốc có nhiều điểm tương tự như máu tự nhiên, và nó sẽ không gây hại đến sức khỏe của người bệnh.
Đây là bước tiến lớn trong ngành Y khoa thế giới. Tuy nhiên, để sản xuất hàng loạt với số lượng lớn vẫn còn là một chặng đường dài phía trước do lần thử nghiệm này chỉ tiến hành trên người bình thường với lượng máu chỉ bằng 1/200 lượng máu trong cơ thể.