Sự hung hãn của “vua hải tặc” khét tiếng thế kỷ 17

Chỉ trong 2 năm lang thang trên biển, "Vua cướp biển" Henry Avery và băng đảng đã chiếm được hơn 10 con tàu và thu về số chiến lợi phẩm khổng lồ.

Được mệnh danh là "vua hải tặc", Henry Avery đã chỉ huy khoảng 160 tên cướp biển tấn công, cướp bóc nhiều tàu thuyền vào thế kỷ 17. Đặc biệt, gã cả gan tấn công tàu của hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb.

Sinh năm 1659 tại Plymouth, Vương Quốc Anh, Henry Avery là một trong những tên cướp biển khét tiếng nhất thế giới. Y được cho là đã phục vụ trong lực lượng Hải quân của Anh trước khi trở thành "vua hải tặc".


"Vua hải tặc" Henry Avery và đồng bọn đã cướp được không ít vàng bạc để ăn chơi hưởng thụ.

Theo một số nhà nghiên cứu, chức vụ cao nhất của Henry Avery khi phục vụ trong Hải quân là Đại úy. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà sau đó gã quyết định chuyển sang làm cướp biển vào năm 1691.

Một số người cho rằng, Henry Avery có quyết định như vậy là vì việc làm hải tặc sẽ giúp hắn có cuộc sống ung dung tự tại, sống ngoài vòng pháp luật và có thể kiếm được nhiều tiền chỉ trong thời gian ngắn.

Sau vài năm "hành nghề" cướp biển, Henry Avery trở thành thuyền trưởng của một con tàu cướp biển. Gã chỉ huy khoảng 160 tên cướp biển và thực hiện nhiều vụ tấn công, cướp bóc tài sản, hàng hóa của các tàu buôn. Theo đó, "vua hải tặc" Henry Avery và đồng bọn đã cướp được không ít vàng bạc, châu báu và nhiều của cải giá trị để ăn chơi.

Một trong những phi vụ lớn nhất mà Henry Avery thực hiện diễn ra vào ngày 7/9/1695. Khi ấy, "vua hải tặc" đã chỉ huy thuộc hạ thực hiện cuộc đột kích nhắm vào tàu Ganj-i-Sawai thuộc sở hữu của hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb - một trong những người quyền lực và giàu có nhất thời bấy giờ.


Sau vài năm "hành nghề" cướp biển, Henry Avery trở thành thuyền trưởng của một con tàu.

Tàu Ganj-i-Sawai khi đó chở lượng lớn vàng bạc trị giá hàng triệu USD cùng với nhiều người hành hương. Trong cuộc tấn công này, nhóm cướp biển của Henry Avery còn tra tấn, sát hại một số người trên tàu.

Dưới áp lực của Ấn Độ, Vua William III của Anh đã treo khoản tiền thưởng lớn cho ai bắt giữ được Henry Every. Vì vậy, "vua hải tặc" này bị truy lùng gắt gao.

Cho đến ngày nay, không ai biết chắc chắn điều gì đã xảy ra với "Vua cướp biển". Một số người nói năm 1696, Avery đã đi nhờ tàu Sea Flower đến Ireland rồi sống phần đời còn lại trong yên bình. Những người khác cho rằng Avery đã trốn đến Madagascar và lập một vùng đất cướp biển ở đó, hoặc đã trở về quê hương Anh và chết trong cảnh túng quẫn sau khi bị lừa mất kho báu.

Tuy nhiên, hồi tháng 8 vừa qua, hai nhà thám hiểm xác tàu đắm đã phát hiện ra một bức thư được mã hóa do một người tên là "Avery the Pirate" viết, ở trong kho lưu trữ của Scotland. Bức thư đề tháng 12/1700 và được gửi cho mục sư James Richardson ở đường Orange, London.

Theo những nhà thám hiểm, bức thư này cung cấp bằng chứng cho thấy Henry Avery không chỉ quay trở lại Anh sau cuộc đột kích huyền thoại mà còn tham gia vào đường dây gián điệp của Vua William III vào đầu thế kỷ 18.

Cập nhật: 04/12/2024 Kiến Thức/vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video